Trang

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Tại sao có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản?

.Phạm Hoài Nam – Tại sao có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản?
Hai người Nhật chào nhau

Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.

Kể từ đó tôi luôn tò mò tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hóa của các con cháu Thái Dương Thần Nữ.

Càng biết thêm về họ tôi càng phục họ hơn. Đó là một dân tộc có nhiều điểm rất đặc biệt. Một dân tộc luôn tự hào về những giá trị truyền thống nhưng khi cần cũng sẵn sàng dứt bỏ những gì đã lỗi thời. Một dân tộc mang niềm kiêu hãnh lớn lao nhưng đồng thời cũng luôn biết học hỏi cái hay của người khác. Một dân tộc đã từng đánh bại các đế quốc Mông Cổ, Trung Hoa và Nga Sô nhưng cũng biết nuốt cái nhục bại trận để vươn lên thành một cường quốc kinh tế. Một dân tộc ít khi ồn ào lớn tiếng, và luôn xem trọng sự ngăn nắp sạch sẽ. Nhưng đặc biệt hơn cả – đó là một dân tộc chưa bao giờ biết đầu hàng trước nghịch cảnh.

Tôi nhớ trước đây có đọc một bài viết của một người Việt sống lâu năm tại Nhật, quên mất tên tác giả, trong đó ông có nêu ra một chi tiết để phân biệt giữa người Nhật bản địa và người ngoại quốc sống ở Nhật – đó là nhìn qua cách phơi quần áo. Người ngoại quốc phơi lung tung, còn người Nhật phơi theo thứ tự, quần theo quần, áo theo áo….
Đúng như nhà văn Haruki Murakami đã nhận định: “Người Nhật là kho tàng của nước Nhật”. Tôi rất cám ơn đất nước này vì chính người Nhật đã cho tôi một niềm tin rằng bất cứ một đất nước nào, dù nhỏ, dù bị bất lợi về địa lý, tài nguyên… nhưng nếu dân tộc đó có một nhân sinh quan đúng đắn thì vẫn có thể trở thành một dân tộc giàu mạnh.

* * *

Thiên tai động đất và sóng thần xảy ra ở Nhật cách đây 2 tháng, mặc dầu những tin tức liên quan đến biến cố này không còn được nhắc đến nữa, nhưng đối với những người Việt Nam còn quan tâm đến đất nước thì những dư âm của nó vẫn còn để lại nhiều vương vấn suy tư. Cùng là hai nước nhỏ ở Á Châu nhưng định mệnh nào đã đưa đẩy hai dân tộc khác biệt nhau quá xa. Một dân tộc mà mỗi khi nhắc tới, từ Đông sang Tây, đều phải ngã mũ bái phục, còn dân tộc kia thì ít khi được nhắc đến, hay nếu có thì thường là những điều không lấy gì làm vinh dự cho lắm.
Sau biến cố này đã có hàng ngàn ý kiến xuất hiện trên các diễn đàn Internet đặt câu hỏi: “Tại sao lại có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt và người Nhật”, phần lớn những ý kiến này xuất phát từ những người trẻ đang sống ở Việt Nam. Đó là một tín hiệu đáng mừng cho thấy có nhiều người Việt Nam đang thao thức muốn thay đổi số phận của đất nước mình.

Đây là một đề tài rất lớn và đòi hỏi sự suy nghĩ, nghiên cứu nghiêm túc của nhiều người nhất là những nhà trí thức. Bài viết này để chia sẻ câu hỏi đó và chỉ nên xem như những lời góp ý rất khiêm tốn.
Sự chênh lệch giữa Việt Nam và Nhật Bản không phải chỉ xảy ra bây giờ, từ đầu thế kỷ 20 Nhật đã vượt ta rất xa. Trong cuốn “Niên Biểu” cụ Phan bội Châu đã kể lại kinh nghiệm của mình sau hai lần đến nước Nhật để tìm đường cứu nước (lần đầu tiên vào năm 1905). Những điều tai nghe mắt thấy tại đây khiến cụ rất phục tinh thần của dân tộc Nhật Bản. Người phu xe, thuộc giai cấp lao động bình dân, chở cụ đi tìm một sinh viên người Trung Hoa, mất nhiều thời gian công sức mà cuối cùng vẫn nhận đúng 52 xu: “Than ôi! trình độ trí thức dân nước ta xem với tên phu xe Nhật Bản chẳng dám chết thẹn lắm sao!”.

Nước Nhật nằm ở vị trí đầu sóng ngọn gió, chịu liên tục những thiên tai trong suốt chiều dài lịch sử và họ chấp nhận định mệnh đó với lòng can đảm. Thiên tai vừa rồi rất nhỏ so với trận động đất tại Tokyo vào năm 1923 và hai quả bom nguyên tử vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến. Nhờ phương tiện truyền thông quá văn minh cho nên cả thế giới vừa rồi có cơ hội nhìn thấy rõ hơn “tinh thần Nhật Bản” trong cơn nguy biến.

Trận động đất xảy ra tại Tokyo ngày 1/9/1923 đã làm cho 130,000 người thiệt mạng, Yokohama bị tàn phá hoàn toàn, phân nửa của Tokyo bị tiêu hủy. Trong quyển “Thảm nạn Nhật Bản” (Le désastre Japonais) của đại sứ Pháp tại Nhật thời đó thuật lại: ”Từng cá nhân kẻ góp chút gạo, kẻ đem chiếc xuồng để giúp đỡ nhau như một đại gia đình”chứng tỏ là họ có một truyền thống tương thân tương ái lâu đời.

Vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến hai quả bom nguyên tử bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki, ngay lập tức làm thiệt mạng khoảng 150,000 người. Những thành phố kỹ nghệ của Nhật cũng bị tàn phá nặng nề vì những trận mưa bom của phi cơ Đồng Minh. Lần đầu tiên trong lịch sử người Nhật phải chấp nhận đầu hàng và là nỗi nhục quá lớn đối với họ như lời của Nhật Hoàng Hirorito: “Chúng ta phải chịu đựng những điều không thể chịu đựng nỗi”.

Không có hình ảnh nào thê thảm như nước Nhật lúc đó, kinh tế gần như bị kiệt quệ hoàn toàn. Tuy nhiên Đồng Minh có thể tiêu diệt nước Nhật nhưng không thể tiêu diệt được tinh thần của người Nhật, họ đã biến cái nhục thua trận thành sức mạnh để vươn lên từ đống tro tàn.

Đến năm 1970, chỉ có 25 năm, một nước bại trận hoang tàn đổ nát trở thành một cường quốc kinh tế đứng thứ nhì trên thế giới, chỉ thua có Hoa Kỳ. Danh từ “Phép lạ kinh tế” phát xuất từ hiện tượng này.

Trong 7 năm từ 1945 cho đến 1952, tướng MacArthur, thay mặt Hoa Kỳ quản trị nước Nhật với tư cách là Chỉ Huy Tối Cao của Lực Lượng Đồng Minh (Supreme Commander of the Allied Powers) – vì nể phục và quý mến người Nhật cho nên vị tướng này muốn biến nước Nhật trở thành một “Nước Mỹ lý tưởng” hay nước Thụy Sĩ ở Á Châu. Tuy cuối cùng kết quả không được trọn vẹn như ý muốn của ông vì người Nhật không thể để mất hồn tính dân tộc. Nhưng nước Nhật được như ngày nay có công đóng góp rất lớn của tướng MacArthur.

Trở lại chuyện thiên tai vừa rồi, ngay sau đó có cả ngàn bài viết ca ngợi tinh thần của người Nhật. Nhiều tờ báo lớn của Tây Phương đi tít trang mặt: “Người Nhật: Một Dân Tộc Vĩ Đại”. Nhật báo lớn nhất của Mỹ, New York Times, số ra ngày 20 tháng 3 đăng bài “Những điều người Nhật có thể dạy chúng ta” của ký giả Nicholas Kriftoff.

Đúng như lời của nhà báo Ngô Nhân Dụng đã viết: “Một dân tộc, và mỗi con người, khi bị thử thách trong cơn hoạn nạn, là lúc chứng tỏ mình lớn hay nhỏ, có đáng kính trọng hay không”.


Một đất nước mà trong cơn khốn khó, không đổ lỗi cho nhau, từ quan đến dân, trăm người như một, trên dưới một lòng lo tìm cách đối phó, thì đất nước đó xứng đáng là một đất nước vĩ đại.

Dùng từ vĩ đại đối với nước Nhật không cường điệu chút nào, họ vĩ đại thật. Giữa cảnh chết chóc, nhà cửa tan nát, đói lạnh, tuyệt vọng… vậy mà họ vẫn không để mất nhân cách, mọi người nối đuôi nhau chờ đợi hàng giờ để lãnh thức ăn, tuyệt đối không oán trách trời, không trách chính quyền, không lớn tiếng, không ồn ào, kiên nhẫn chờ đợi đến phiên mình.

Một đất nước mà trong cơn khốn khó, không đổ lỗi cho nhau, từ quan đến dân, trăm người như một, trên dưới một lòng lo tìm cách đối phó, thì đất nước đó xứng đáng là một đất nước vĩ đại.

Toàn bộ nội các Nhật làm việc gần như 24/24. Các hiệu trưởng ngủ lại trường cho đến khi học sinh cuối cùng được di chuyển đi. Các siêu thị hoàn toàn không lợi dụng tình cảnh này để tăng giá. Tiền rơi ngoài đường từ những căn nhà đổ nát không ai màng tới thì đừng nói chi đến chuyện hôi của. Ông Gregory Pflugfelder, giáo sư chuyên nghiên cứu văn hóa Nhật Bản tại Đại Học Columbia (Mỹ) đã nhận xét về người Nhật sau thiên tai này như sau: “Hôi của đơn giản là không xảy ra ở Nhật Bản. Tôi thậm chí còn không chắn rằng trong ngôn ngữ Nhật Bản có từ ngữ này.”

Người Nhật là một dân tộc có tinh thần độc lập, tự trọng và lòng yêu nước rất cao, không chờ đợi ai mở lòng thương hại, sau những hoang tàn đổ nát, mọi người cùng nhau bắt tay xây dựng lại.

Mặc dầu chính phủ Hoa Kỳ đề nghị đến giúp dập tắt lò nguyên tử Fukushima nhưng họ từ chối.

Xa lộ tại thành phố Naka, thuộc tỉnh Ibaraki bị hư hại nặng do động đất. Chỉ một tuần sau, ngày 17/3 các công nhân cầu đường Nhật bắt đầu sửa chữa, chỉ 6 ngày sau xa lộ này đã hoàn tất, ngay cả Hoa Kỳ có lẽ cũng không thể đạt được kỷ lục này.

Từ Nhật Hoàng Akihito, Thủ Tướng Naoto, cho đến các thường dân đều tự tin rằng: “Chúng tôi sẽ phục hồi” như họ đã từng làm trong quá khứ. Cho đến hôm nay (18/5) theo những tin mà chúng ta đọc được trên Internet thì những nơi bị tàn phá đang được phục hồi nhanh chóng. Có thể chỉ 2, 3 năm sau nếu có dịp đến đây chúng ta sẽ thấy cảnh vật hoàn toàn thay đổi.

Điều đáng chú ý nhất trong thiên tai này đối với người viết – chính là thái độ của trẻ em. Đến xứ nào, chỉ cần nhìn qua tuổi trẻ là có thể đoán được tương lai của xứ đó, bởi vì tuổi trẻ là hy vọng, là tương lai của đất nước. Không phải chỉ có em học sinh 9 tuổi mất cha mất mẹ, đang đói khát nhưng vẫn từ chối sự ưu tiên hơn người khác được cả thế giới biết đến, mà còn có cả ngàn em học sinh Nhật khác trong hoàn cảnh tương tự vẫn luôn luôn giữ tinh thần kỹ luật và lễ phép.

Những em nhỏ, có em còn được bồng trên tay, có em ngồi bên cạnh mẹ trong các nơi tạm cư, mặc dầu đói khát từ mấy ngày qua nhưng nét mặt của các em vẫm bình thản chờ đợi thức ăn mang đến. Những em bé này được dạy dỗ từ nhỏ tinh thần kỷ luật, tự trọng, danh dự và khắc kỷ… không phải chỉ học ở trường hay qua sách vở mà còn qua những tấm gương của người lớn trong những hoàn cảnh thực tế và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Mai đây nếu có một cuốn sách giới thiệu những nét đẹp nhất, cao thượng nhất của con người sống trên hành tinh này thì cuốn sách đó không thể thiếu được những hình ảnh của người Nhật trong thiên tai vừa qua.

Trông người lại nghĩ đến ta!

Trong bài “Góc ảnh chiếu từ nước Nhật”, nhạc sĩ Tuấn Khanh (ở VN) đã viết một câu thật thấm thía:

“Đôi khi giữa những hoang tàn đó của nước Nhật, người ta bừng sáng hy vọng và đôi khi sống giữa những điều được gọi tên là bình yên của đất nước mình, một người Việt Nam vẫn có thể cảm nhận được những ảnh chiếu sắc cạnh của sự hoang tàn”.

Một số người đặt câu hỏi: Nếu tai họa như nước Nhật xảy ra tại VN thì chuyện gì sẽ xảy ra? Bà Mạc Việt Hồng đã diễn tả bức tranh đó như thế này:

- Động đất có khi chết 200 nhưng giẫm đạp lên nhau mà chạy, chết thêm nghìn nữa.

- Các ban ngành sẽ họp bàn cách cứu hộ từ ngày này qua ngày kia.

- Cướp giật hôi của sẽ phổ biến, hoa người ta còn cướp giật nói chi tới đồ ăn hay tiền bạc vào lúc hỗn quan hỗn quân như vậy. Người đi hôi của sẽ nhiều hơn người đi cứu trợ.

- Nếu có phát khẩu phần ăn sẽ chẳng có hàng lối gì, bà già trẻ nhỏ sẽ bị chen cho bẹp ruột, ai thắc mắc hay nhìn đểu mấy kẻ chen lấn, thì “bố cho mày mấy chưởng”.

- Sẽ xuất hiện đủ loại cò: Cò mua, cò bán, cò di tản, cò cứu trợ, cò bệnh viện… tha hồ chặt chém đồng bào.

- Tiền và hàng cứu trợ sẽ vào tay dân thì ít, cửa quan thì nhiều.

- Ai muốn người nhà mình đang kẹt trong đống đổ nát được đào bới, tìm kiếm trước thì hãy chi đẹp cho đội cứu hộ.

- Khu nào có quan chức ở thì được ưu tiên cứu hộ trước, khu nào dân đen sinh sống thì cứu sau.

- Cửa hàng sẽ thi nhau tăng giá, bắt chẹt những người khốn khổ.

- Tổ chức nào, tôn giáo nào muốn cứu trợ thì phải được sự đồng ý của Mặt trận Tổ quốc và các cấp chính quyền kẻo các “thế lực thù địch” lợi dụng.

…v.v….

Tôi không nghĩ là bà Mạc Việt Hồng nói quá đáng. Chúng ta cũng không cần phải có kinh nghiệm thực tế, chỉ cần đọc qua báo trong nước sau mỗi lần có thiên tai cũng đủ biết là những ghi nhận trên của tác giả không sai chút nào. Nói chung nạn nhân nếu muốn sống sót phải làm theo bản năng “mạnh được yếu thua” hay “khôn nhờ dại chịu”, còn quan chức chính quyền thì coi đó như thời cơ để kiếm tiền.

Ngay tại hải ngoại, nếu thiên tai xảy ra tại những nơi tập trung đông đúc người Việt, phản ứng của người dân có thể không tệ như trong nước nhưng chắc chắn bức tranh đó cũng sẽ không được đẹp đẽ cho lắm.

Có thể có những quý vị nghĩ rằng: không nên quá đề cao người khác và rẻ rúng thân phận của mình – vì phải giữ lại niềm tự hào dân tộc. Riêng tôi thì không đồng ý với những quan điểm như thế.

Có hãnh diện gì khi nói ra những điều không hay về chính dân tộc mình, người viết cũng là người Việt, cũng có tất cả những thói hư tật xấu của người VN. Nhưng thiết nghĩ, muốn thoát khỏi sự thua kém, trước hết phải dám can đảm biết nhìn lại chính mình, phải biết mình tốt chỗ nào, xấu chỗ nào, đang đứng tại đâu và cần phải làm những gì. Cũng giống như một người sinh ra trong một gia đình nghèo khó bất hạnh, phải biết chấp nhận số phận đó, nhưng chấp nhận để tìm cách vươn lên chớ không phải chấp nhận để đầu hàng hoàn cảnh. Gần một trăm năm nước đây, Lỗ Tấn từ bỏ nghề y chuyển sang viết văn để mong đánh thức được dân tộc Trung Hoa ra khỏi căn bệnh bạc nhược bằng những toa thuốc cực đắng như “AQ chính truyện”, gần đây nhà văn Bá Dương tiếp nối tinh thần đó với “Người Trung Quốc xấu xí” cũng được nhiều đồng bào của ông cho đó là một đóng góp đáng kể. Cuộc cách mạnh Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng vào giữa thế kỷ 19 chắc chắn sẽ không thành công được như vậy nếu những nhà tư tưởng của Nhật lúc đó không vạch ra cho đồng bào của họ thấy được những những cái yếu kém trong văn hóa truyền thống cần phải bỏ đi để học hỏi những cái hay của Tây Phương, nhà văn Miyake Setsurei, dành riêng một cuốn sách công phu “Người Nhật xấu xa” xuất bản năm 1891 để đánh thức người Nhật ra khỏi căn bệnh lạc hậu.

Chúng ta chỉ có thể yêu nước nếu chúng ta có niềm tự hào dân tộc. Nhưng tự hào vào những điều không có căn cứ hay không có thật sẽ có tác dụng ngược như những liều thuốc an thần.

Những tự hào giả tạo này có khi vì thiếu hiểu biết, có khi vì mưu đồ chính trị của kẻ cầm quyền như những gì mà người CS đã làm đối với dân VN trong hơn nửa thế kỷ qua, và tác hại của nó thì ngày nay chúng ta đã thấy rõ.

Người Việt có những mâu thuẫn kỳ lạ. Chúng ta mang tự ái dân tộc rất cao nhưng đồng thời chúng ta cũng mang một tinh thần vọng ngoại mù quáng. Chúng ta thù ghét sự hiện diện của ngoại bang trên đất nước chúng ta bất kể sự hiện diện đó có chính đáng đến đâu, nhưng đồng thời giữa chúng ta cũng không tin lẫn nhau, xưa nay mọi giải pháp quan trọng của đất nước chúng ta đều trông chờ vào người ngoại quốc, chớ không tự quyết định số phận của mình.

Mỗi khi nói về những tệ hại của đất nước VN hiện nay đa số chúng ta thường hay đổ hết trách nhiệm cho người Cộng Sản. Thật sự CS không phải là thành phần duy nhất chịu trách nhiệm cho những bi kịch của đất nước hôm nay, họ chỉ là sản phẩm đương nhiên của một nền văn hóa thiếu lành mạnh. Nếu CS là nguyên nhân của mọi sự xấu xa thì thành phần người Việt đang sống tại những quốc gia văn minh và giàu có nhất thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Úc… phải là những người thể hiện nếp sống văn hóa cao xứng đáng với xã hội văn minh mà họ thừa hưởng. Nhưng không, những người Việt đó, tuy khá hơn người trong nước nhưng vẫn thua kém nhiều sắc dân khác, vẫn mang tất cả những khuyết tật mà cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã nêu ra gần một trăm năm trước. Vẫn chia rẽ, vẫn tỵ hiềm nhau, vẫn xâu xé lẫn nhau, có khi chỉ vì bất đồng quan điểm, có khi chỉ vì một quyền lợi thật nhỏ, thậm chí có khi chỉ vì một hư danh.

Không phải là một tình cờ của lịch sử mà chủ nghĩa CS đã dành được những thắng lợi trong cuộc cách mạng mùa thu năm 1945, và luôn luôn giữ thế thượng phong trên đất nước VN từ đó đến nay. Dân tộc VN đã chọn Hồ Chí Minh thay vì Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim… hoàn toàn không phải vì Hồ Chí Minh giỏi hơn, yêu nước hơn, nhiệt tình hơn những người kia, nhưng chỉ vì Hồ Chí Minh đáp ứng đúng tâm lý của người Việt – đó là tâm lý tôn thờ bạo lực. Chắc chắn không có nước nào trên thế giới này mà bài Quốc Ca có câu sắt máu như thế này: “Thề phanh thây uống máu quân thù”, mà “quân thù” đó bất cần là ngoại bang hay đồng bào ruột thịt, nghe mà rợn người. Khẩu hiệu của phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh vào những năm 1930, 31 do đảng CS lãnh đạo là: Trí, phú, địa, hào – Đào tận gốc trốc tận rễ.

Đối với người VN bạo lực có sức quyến rũ hơn là nhu cầu khai sáng trí tuệ để giải quyết vấn đề một cách ôn hòa. Hồ Chí Minh chọn chủ nghĩa CS dựa trên bạo lực cách mạng và đấu tranh giai cấp. Giải pháp bạo lực này đòi hỏi phải luôn tồn tại một kẻ thù làm đối tượng. Hết kẻ thù thực dân phải tìm ra một kẻ thù khác để có lý do hành động, chính vì thế cho nên máu và nước mắt vẫn tiếp tục rơi trên đất nước VN trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Hoàn toàn trái ngược với Hồ Chí Minh, Phan Chu Trinh chọn giải pháp Khai Dân trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân sinh. Theo ông, muốn thoát khỏi ách đô hộ của ngoại bang và sự nghèo khổ lạc hậu, trước hết phải nâng cao dân trí, mở mang trí tuệ. Dân trí cao người dân sẽ ý thức được quyền làm người, quyền dân tộc, rồi từ đó sẽ tranh đấu bằng giải pháp chính trị để giành độc lập. Dân trí thấp kém cho dù có dành được độc lập thì vẫn tiếp tục là một dân tộc nô lệ ở một hình thức khác.

Có thể nói trong lịch sử hiện đại của VN, ông là một trong những người Việt hiếm hoi nhìn ra nguyên nhân mất nước, nguy cơ dân tộc, không phải ở đâu khác mà là trong văn hóa, từ văn hóa mà ra.

Sau Đệ Nhị Thế Chiến có gần 30 nước dành được độc lập, phần lớn không đổ một giọt máu, chỉ có vài nước chọn chủ nghĩa CS trong đó có VN, phải trả bằng máu và nước mắt của hàng triệu sinh mạng để cuối cùng trở thành một trong những nước nghèo khổ và lạc hậu nhất thế giới. Chọn lựa này là chọn lựa của dân tộc, của VN chớ không phải do sức ép của ngoại bang hay một lý do gì khác. Người Cộng sản biến dân tộc VN trở thành một lực lượng tiên phong trong cuộc tranh chấp giữa hai khối CS và Tự Do và luôn luôn hãnh diện với thế giới về một dân tộc “bước ra khỏi cửa là thấy anh hùng”.

Hà Sĩ Phu đã có nhận xét rất đúng là giữa Hồ Chí Minh và Phan Chu Trinh, dân tộc VN đã chọn Hồ Chí Minh và những bi kịch của đất nước hôm nay là cái giá phải trả cho sự chọn lựa đó.

Thật cay đắng cho những người hết lòng vì nước vì dân như Phan Chu Trinh, mặc dầu nhìn xa thấy rộng, tư tưởng nhân bản, kiến thức uyên bác, lòng yêu nước và nhiệt tình có thừa, nhưng cuối cùng Phong Trào Duy Tân của cụ đã thất bại chỉ vì không được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng, ngay cả cụ Phan Bội Châu – một đồng chí thân thiết với cụ trong nhiều năm cũng không ủng hộ quan điểm của cụ.

Là một người yêu nước chân thật ông không tự lừa dối mình và lừa dối dân tộc của mình bằng những chiêu bài mị dân, những điều tự hào không có thật. Ông là người nhìn thấy được vấn đề, và cố gắng đi tìm một phương thuốc cứu chữa.

Nhưng tại những nơi mà lưỡi gươm có tác dụng mạnh hơn ngòi bút thì những tiếng nói nhân bản như ông trở thành những tiếng kêu giữa sa mạc hoang vắng và ông trở nên lạc lõng trong một xã hội mà nếp suy nghĩ hủ lậu đã bám rễ quá lâu và quá chặt, trở thành một căn bệnh trầm kha hủy hoại đất nước và làm cho dân tộc sa vào vòng nô lệ.

Nhìn qua đất nước Nhật Bản, một dân tộc có chiều dài lịch sử gần giống như chúng ta, có diện tích gần bằng, dân số không chênh lệnh mấy (127 triệu so với 87 triệu), cũng chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa và Khổng Giáo, không khỏi làm cho chúng ta đau lòng khi thấy được sự khác biệt quá lớn giữa hai đất nước. Sự khác biệt về kinh tế, sự giàu có tiện nghi không phải là điều quan trọng, chủ yếu là sự khác biệt về cách suy nghĩ (mentality) giữa hai dân tộc. Vào thời điểm 1858, khi người Pháp bắt đầu xăm lăng VN thì dân ta vẫn còn u mê bám vào những giá trị đã lỗi thời, người Nhật tức thời bỏ những truyền thống hủ lậu, học hỏi những cái hay của Tây Phương để bắt kịp họ. Đến thời điểm sau Đệ Nhị Thế Chiến, VN muốn trở thành biểu tượng của một dân tộc anh hùng, người Nhật biết nuốt nhục của kẻ thua trận chịu sự đô hộ của Mỹ, tận dụng lòng mã thượng của kẻ chiến thắng, dồn mọi sinh lực dân tộc để vươn lên thành một cường quốc kinh tế.

Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Những nghiên cứu công phu và nghiêm chỉnh của các cơ quan quốc tế gần đây như Cơ quan Phát Triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Program – UNDP) đã chứng minh một cách thuyết phục rằng sự chênh lệnh giàu nghèo giữa các quốc gia chủ yếu không phải do yếu tố địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tôn giáo, chủng tộc… mà chủ yếu là do yếu tố văn hóa. Văn hóa quyết định tất cả. Văn hóa tạo ra nếp suy nghĩ (mentality) của mỗi dân tộc, và chính nếp suy nghĩ này làm cho mỗi dân tộc có ứng xử khác nhau khi đương đầu với cùng một thử thách. Tại sao có những dân tộc mà quan chức chính phủ tham nhũng cả hàng triệu đô la như ở các nước Phi Châu hay VN ngày nay mà mọi người vẫn xem đó là chuyện bình thường, trong lúc đó tại một nước khác – một bộ trưởng chỉ vì nhầm lẫn nhận 600 đô cho quỹ tranh cử đã phải xin lỗi quốc dân rồi từ chức (1)? tại sao một quốc gia nhỏ bé như Do Thái chưa tới 3 triệu dân (2) có thể chiến thắng cả khối Á Rập trong cuộc chiến năm 1967 và tồn tại vững mạnh cho đến ngày hôm nay? Trong lúc đó có những nền văn minh đã từng một thời ngự trị thế giới mà ngày nay biến mất … và còn cả ngàn thí dụ khác để chứng minh rằng chính yếu tố văn hóa quyết định sự tồn vong và sự lớn bé của mỗi dân tộc.

Những dân tộc như Đức, Nhật, Do Thái, Thụy Sĩ, Hòa Lan, Hoa Kỳ… cho dù bị thiên tai tàn phá đến đâu, cho dù sống ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng vẫn có thể vươn trở thành những nước giàu mạnh, trái lại những xứ như Iraq, Nigeria, Venezuela, Angola, Libya… mặc dầu tràn ngập dầu hỏa nhưng vẫn là những nước nghèo.

Bước ngoặt quan trọng nhất đã làm thay đổi khoảng cách giữa ta và Nhật chính là cuộc cách mạng Duy Tân tại Nhật bắt đầu từ năm 1868. Trong lúc người Nhật tức thời thay đổi thì các vua chúa VN vẫn còn ngủ mê bên trong các bức tường cung điện ở Huế. Họ không thấy được thế giới đã thay đổi, vẫn tiếp tục tôn sùng và thần tượng Trung Quốc trong lúc nước này đã bị thua thê thảm trước sức mạnh của Tây Phương.

Vào tháng 7 năm 1853 khi triều đình Tokugawa từ chối không cho Thuyền trưởng người Mỹ Mathew Perry lên bờ để trao bức thư của Tổng Thống Fillmore, ông ra lệnh bắn vào thành phố Edo (Tokyo ngày nay). Những quả đại bác này đã làm cho người Nhật thức tỉnh ngay. Lòng ái quốc và niềm tự hào dân tộc đã làm cho họ đoàn kết lại để tìm cách giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ nô lệ. Chính sự thức tỉnh này đã mở đầu cuộc cách mạng Minh Trị Duy Tân kéo dài 44 năm. Đó là một cuộc cách mạnh đúng nghĩa, một cuộc cách mạng triệt để, họ làm đến nơi đến chốn, kẻ đi Mỹ, người đi Âu Châu, kẻ đi chính thức người đi lậu bằng cách trốn xuống tàu buôn Tây Phương như trường hợp của thần đồng Yoshida Shôin, tất cả đều cùng một mục đích là tìm đến tận nguồn cội của nền văn minh để học hỏi những cái tinh túy mang về thay đổi đất nước. Họ từ bỏ một cách dứt khoát tất cả những cái cũ không còn hợp nhưng không để mất tinh thần độc lập. Họ không phải chỉ có một ông vua Minh Trị hết lòng yêu nước mà cả trăm ngàn những tấm lòng như thế quyết tâm đưa nước Nhật lên vị trí ngang hàng với các nước Tây Phương.

Khi nói đến cuộc Duy Tân Minh Trị nhiều người vẫn lầm tưởng đó là cuộc cách mạng kỹ nghệ, mở cửa để giao thương và học hỏi kỹ thuật của Phương Tây. Thật sự không phải như thế, học hỏi kỹ thuật chỉ là mặt nổi, chủ yếu là người Nhật học hỏi những tinh túy về tư tưởng của người Tây Phương để khai sáng trí tuệ cho dân tộc của họ.

Chỉ có vài quả bom của Thuyền Trưởng Mathew Perry đã làm cho người Nhật thức tỉnh, trong lúc đó nhìn lại đất nước chúng ta, kể từ thời điểm 1853 cho đến hôm nay đã có hàng trăm ngàn quả bom đã rơi xuống đất nước Việt Nam, không những chỉ tàn phá hình hài đất nước mà còn làm tan nát tâm hồn dân tộc với bao sự ngậm ngùi, nhục nhã đắng cay của một dân tộc nhược tiểu. Nhưng tất cả những nỗi đau đó vẫn chưa đủ để làm cho người Việt thức tỉnh, để thấy cần phải có một nhu cầu thay đổi cần thiết như người Nhật đã làm từ giữa thế kỷ thứ kỷ 19.

Vào tháng 8 năm 1858 người Pháp bắt đầu cuộc chiến xăm lăng đất nước VN, trước đó vào mùa thu năm 1847 để phản đối chính sách cấm đạo của vua Thiệu Trị, Trung tướng Rigault de Genouilly đã bắn chìm 5 chiếc thuyền của Việt Nam, năm 1842 Trung Quốc đã bại trận thê thảm trước sức mạnh của Tây Phương trong cuộc chiến Nha Phiến. Nhưng tiếc thay tất cả những dấu hiệu cảnh cáo đó vẫn chưa đủ để làm cho triều đình nhà Nguyễn thức tỉnh. Đến lúc đó họ vẫn không nhận ra rằng đất nước đang đứng trước khúc quanh của lịch sử. Từ thời điểm năm 1842 hay 1847 cho đến 1858, đó là một khoảng thời gian rất dài (14 năm), nếu các vua nhà Nguyễn thức thời, khôn khéo như các vua chúa Nhật Bản thì đất nước chúng ta đâu phải chịu 80 năm đô hộ của người Pháp và đâu phải chịu tai họa Cộng Sản kéo dài đến hôm nay.

© Phạm Hoài Nam

Nguồn: vietluanonline

______________________

Ghi chú:
(1) Ngoại trưởng Nhật Seiji Maehara từ chức ngày 6 Tháng Ba 2011 vì nhận 600 Mỹ kim cho quỹ chính trị từ một người ngoại quốc. (2) Dân số Do Thái vào thời điểm 1967 là 2.7 triệu người.

************************************

Entry này được tự động gửi lên từ Dân Luận, một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây hoặc ở đây hoặc ở đây.

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress và Blogspot, mời độc giả truy cập trong trường hợp trang

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Minh rau

Báo QĐND công nhận sự thật về Hồ Chí Minh ?
Posted on Tháng Năm 28, 2011 by Báo Không Lề| Để lại phản hồi

Báo Quân đội Nhân dân thừa nhận: Hồ Chí Minh chỉ là câu chuyện huyễn hoặc – viển vông không có thựcBKL (28/05/2011) - Nếu như tác giả Bắc Hà và tờ báo QĐND không gợi ra những câu chuyện liên quan đến cái gọi là “huyền thoại” Hồ Chí Minh trong những ngày vừa qua, chắc hẳn mọi sự dang lùm xum trong nhân dân về sự thật nhân vật HCM có vẻ như yên ắng. Ấy vậy mà báo QĐND đã có một đăng tải bài viết dài cố gắng tiếp tục xây dựng và tuyên truyền hình ảnh HCM, khiến cho sự thật về HCM lại nóng trở lại.

Phải chăng, báo QĐND đã “bới cứt ra ngửi” hay là đang có chiến lược “diễn biến hòa bình” chống lại “huyền thoại” HCM và ĐCS. Hoặc có thể là một lời “thú tội” kín kẽ cho dư luận được biết về tội ác trong quá khứ. Báo Không Lề xin được giới thiệu bài viết “Báo Quân đội Nhân dân thừa nhận: Hồ Chí Minh chỉ là câu chuyện huyễn hoặc – viển vông không có thực” của Tác giả Hà Minh Tâm trên trang Nữ Vương Công Lý.

Nhân đây cũng mong ĐCS xem xét tác giả Bắc Hà và tờ QĐND có “âm mưu” gì khi dám khẳng định HCM là “huyền thoại” nhé.

……………………………
Báo Quân đội Nhân dân thừa nhận: Hồ Chí Minh chỉ là câu chuyện huyễn hoặc – viển vông không có thực

NVCL – Cũng có người cho rằng, tác giả cố ý gài bẫy tờ báo và hệ thống kiểm duyệt của Đảng, và đảng đã bị lỡm mà không biết.

Dù sao thì cũng đáng hoan nghênh tờ báo này, và nhất là đáng hoan nghênh tác giả Bắc Hà đã dùng biện pháp “ý ngôn tại ngoại” để người đọc tìm hiểu và thấy rõ hơn về một nhân vật được đảng dựng lên, lợi dụng ngay cả khi đã lìa đời gần nửa thế kỷ vẫn không được yên.

Tóm lại, hoặc là tội nghiệp cho tờ báo và tác giả, nếu sự ngu làm mờ mất lý trí, hoặc đáng hoan nghênh, nếu tác giả muốn nói ra một sự thật.

Nhưng điều đã được khẳng định là: Hồ Chí Minh chỉ là một huyền thoại, một câu chuyện viển vông, huyễn hoặc và không hề có thật.

Không khảo mà xưng, tờ Quân đội Nhân dân của Quân ủy Trung ương (Tức là của Đảng phụ trách Quân đội) trong bài viết “Không bao giờ đánh đổ được huyền thoại Hồ Chí Minh” trên mục “Chính luận” đã thừa nhận rằng: “Về Chủ tịch Hồ Chí Minh, những kỳ tích của Cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp, đạo đức của Người, đã thật sự là một huyền thoạitrong tâm thức của nhân dân ta và bè bạn quốc tế”.

Không chỉ có thế, tờ báo nhiều lần nhắc lại: “…đã không đáp ứng được cái mà chúng mong đợi, tức là trừ khử được cái huyền thoại về Hồ Chí Minh…” rồi thì: “Các thế lực thù địch dù có quỷ quyệt, thâm độc đến đâu cũng không thể đánh đổ được huyền thoại đó, là vì Huyền thoại Hồ Chí Minh là thành quả vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX”. (Ở đây nên nhớ rằng chữ dân tộc Việt Nam mà đảng dùng là để chỉ Đảng CSVN như cách đánh tráo khái niệm ngôn ngữ xưa nay của đảng).

Trong bài viết này, tờ Quân đội nhân dân đã nhiều lần khẳng định Hồ Chí Minh là câu chuyện huyền thoại. Sự khẳng định này được tờ báo QĐND đăng chính thức, không hề trong “ngoặc kép” hoặc bất cứ giải thích nào khác, mà đó là từ dùng để khẳng định có tính chất chắc chắn.

Vậy, “Huyền thoại” là gì?

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Huyền thoại” là: Câu chuyện huyền hoặc hay dũng cảm của thời xa xưa và huyền hoặc là điều viển vông, không có thực.

Như vậy, theo đúng nghĩa Tiếng Việt thì “Huyền thoại Hồ Chí Minh” là câu chuyện huyễn hoặc, viển vông không có thực về một nhân vật gọi là Hồ Chí Minh. Điều đáng nói là cái huyền thoại này không phải do bất cứ thế lực thù địch chống phá bên ngoài hay bên trong nào tạo ra, mà chính tờ Quân đội Nhân dân đã công khai xác nhận.

Hồ Chí Minh chỉ là “Huyền thoại”, nghĩa là câu chuyện huyền hoặc, viển vông, không có thực về một nhân vật là Hồ Chí Minh.

Suy cho cùng, thì điều tờ QĐND khẳng định trên đây về Hồ Chí Minh cũng không có gì sai, chỉ có điều là sau mấy chục năm Đảng CSVN đã cố công nhào nặn, thông tin một chiều tạo nên thần thánh và đặc biệt là muốn dùng việc thần thánh hóa ông Hồ Chí Minh làm thành một chiếc bình phong che đậy đằng sau đó là một chế độ độc tài, độc trị, tham nhũng và phản động, phản dân hại nước như đã từng thấy xưa nay và nhất là đang thực tế thấy hiện nay.

Vì sao Hồ Chí Minh là một huyền thoại?

Theo cách nghĩ đơn giản và cụ thể của người Việt Nam, chúng ta phân tích một vài yếu tố để khẳng định điều này như sau:

Một con người, được xác định bởi tên, tuổi, ngày sinh, ngày mất, họ hàng, dòng tộc, vợ con, sự nghiệp,… đó là những yếu tố để xác định một con người cụ thể. Nhìn vào bản lý lịch của mỗi người, chúng ta đều thấy rõ điều này. Thiếu đi một trong những yếu tố như: Tên, ngày sinh, tên cha mẹ, quê quán, ngày mất, ông bà, dòng họ… thì chưa thể xác định cụ thể đó là con người nào.

Với ông Hồ Chí Minh, những yếu tố này đều là một sự lấp lửng và hoàn toàn không được Đảng, nhà nước làm sáng tỏ xưa nay. Đụng đến vấn đề đó chỉ là một sự mập mờ khó hiểu. Vì sao vậy?

Nhiều tài liệu sưu tầm và nhiều tư liệu lịch sử đã khẳng định về ông Hồ Chí Minh với những yếu tố như sau:

- Tên: Không đúng, theo văn bản Đảng cho biết thì ông ra đời và lớn lên là họ Nguyễn, ở làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Vậy nhưng, nhiều tư liệu lịch sử lại phát hiện ra rằng ông là người họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Điều này Đảng cố giấu, thì họ hàng nhà ông lấy làm hãnh diện lại khoe ra và đạp đổ công lao giấu diếm của Đảng.

- Tuổi: Không đúng, theo văn bản của Đảng và nhà nước, ông Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890. Thế nhưng nhiều tài liệu chứng minh rằng ngày sinh này hoàn toàn không đúng, năm sinh càng không. Một lá đơn của ông xin vào học trường Thuộc địa của Pháp – Một ngôi trường đã sản sinh ra rất nhiều những tay sai bậc thầy cho Thực dân Pháp – thì ông tự xác định ông sinh năm 1992.

- Gia đình, dòng họ: Không đúng, theo những gì Đảng và nhà nước tuyên truyền, thì ông Hồ Chí Minh quê ở làng Kim Liên, Nam Đàn. Thế nhưng nhiều tư liệu đã chứng minh rất rõ rằng ông lại có Họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Chính vì thế, chưa bao giờ Đảng và nhà nước dám nói đến ông nội Hồ Chí Minh là ai. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẹ ông Nguyễn Sinh Sắc đã mang hoang thai từ một thầy đồ nho ở Quỳnh Lưu, còn ông nội Nguyễn Sinh Nhậm ở Kim Liên, chỉ là người tô son, trát phấn lên bào thai Nguyễn Sinh Sắc khi bà được gả làm thiếp cho ông nông dân này mà thôi. Điều này được chứng minh bằng việc gần đây, có một video được đưa lên mạng về việc con cháu của vợ hai ông Nguyễn Sinh Sắc về Quỳnh Lưu để nhận họ hàng.

Vậy thì những điều ghi vào lý lịch ông Hồ Chí Minh đâu có phải như đảng đã nói, đây là sự mập mờ tiếp theo.

- Sự nghiệp: Theo đảng vẽ ra, thì ông Hồ Chí Minh đã “ra đi tìm đường cứu nước”. Thế nhưng, lá đơn xin học trường Thuộc địa Pháp, hoàn cảnh ông khi ra đi làm bồi bếp trên tàu sang Pháp lại cho thấy rằng ông đi vì hoàn cảnh gia đình quá túng quẫn. Nếu không trong hoàn cảnh cha nát rượu và bị án, mẹ chết và anh em tứ tán, thì con đường “đi tìm đường cứu nước” của ông Hồ sẽ đến đâu? Chưa nói là thực tế, cái cứu nước đó thực chất là đưa Việt Nam trở thành một mắt xích trong phong trào Cộng sản quốc tế.
Tăng Tuyết Minh, người vợ Hồ Chí Minh khi còn trẻ và khi đã về già

Thậm chí, đảng còn nói rằng ông Hồ Chí Minh là Danh nhân Văn hóa thế giới được Unesco công nhận, nhưng thực tế điều này chỉ là sự dựng chuyện, bịa đặt mà không có thực.

- Vợ con: Cũng theo những tài liệu Đảng tuyên truyền, thì ông Hồ Chí Minh không vợ, không con, không có gia đình… để chuyên tâm lo việc nước.

Vậy nhưng, nhiều tài liệu, những nhân chứng sống đã chỉ rõ rằng ông có vợ và thậm chí là nhiều vợ. Những lời chứng minh của những người từng cùng sống, cùng làm việc và cả những nhà nghiên cứu lịch sử đã khẳng định điều này. Việc ông có vợ cũng là điều bình thường nhưng dưới cái nhìn và nhất là để dựng lên “huyền thoại” đảng ta đã cố công bóp méo và giấu nhẹm.

Vậy đó đâu phải là sự thật?

- Ngày chết: Không đúng, ngày ông Hồ Chí Minh mới chết, đảng và nhà nước công bố ngày ông chết, ngày để con cháu cúng giỗ ông là ngày 3/9/1969. Vậy rồi mấy chục năm sau đảng mới công bố lại rằng ông chết ngày 2/9/1969.

- Di chúc: Cũng khi ông Hồ Chí Minh chết, Đảng cho công bố cái gọi là Di chúc theo ý đảng, đến một lúc nào đó, thấy nó không còn có lợi, đảng mới công bố rằng đó là di chúc dởm và công bố lại bản khác. Bản này cũng chưa hẳn đã là di chúc thật của ông nốt.

Với một con người, mà tất cả mọi thông tin liên quan để xác định con người đó đều là sự giả dối và mập mờ, sai trái thì làm sao có thể xác định rằng đó là một con người thật mà không là huyền thoại, không là huyễn hoặc,là viển vông và không có thực.

Điều đáng hoan nghênh ở tờ Quân đội Nhân dân và tác giả Bắc Hà

Tờ Quân đội Nhân dân, thực chất đã rất hiểu những điều đã phân tích trên đây, nhưng dưới sự kiểm duyệt gắt gao của hệ thống Đảng với báo chí thì chính tác giả bài viết đã nhân cơ hội này khẳng định cho nhân dân, các chiến sĩ, tướng lĩnh quân đội hiểu về nhân vật được Đảng dựng lên để làm bình phong, làm cái phao cứu Đảng đang chết chìm trong làn sóng lòng dân rằng đó chỉ là một huyền thoại và là điều không có thực.

Cũng có người cho rằng, đây là cái sự ngu của một phóng viên của Đảng, nịnh không biết nịnh, bơm lại bơm quá đà làm phụt ra sự thối tha của Đảng trong trường hợp này. Nhưng dù sao, thì cũng là một sự thật được nói ra.

Cũng có người cho rằng, tác giả cố ý gài bẫy tờ báo và hệ thống kiểm duyệt của Đảng, và đảng đã bị lỡm mà không biết.

Dù sao thì cũng đáng hoan nghênh tờ báo này, và nhất là đáng hoan nghênh tác giả Bắc Hà đã dùng biện pháp “ý ngôn tại ngoại” để người đọc tìm hiểu và thấy rõ hơn về một nhân vật được đảng dựng lên, lợi dụng ngay cả khi đã lìa đời gần nửa thế kỷ vẫn không được yên.

Tóm lại, hoặc là tội nghiệp cho tờ báo và tác giả, nếu sự ngu làm mờ mất lý trí, hoặc đáng hoan nghênh, nếu tác giả muốn nói ra một sự thật.

Nhưng điều đã được khẳng định là: Hồ Chí Minh chỉ là một huyền thoại, một câu chuyện viển vông, huyễn hoặc và không hề có thật.

Vì thế, đúng như khẳng định của tờ QĐND là “Không bao giờ đánh đổ được huyền thoại Hồ Chí Minh”, bởi đó chỉ là câu chuyện huyễn hoặc và không có thật, thì làm sao có thể đánh đổ? Nhưng, điều khẳng định là sự huyễn hoặc đã ngày càng mất thiêng.

Nguồn: Hà Minh Tâm, NVCL


Báo QĐND công nhận sự thật về Hồ Chí Minh ?
Posted on Tháng Năm 28, 2011 by Báo Không Lề| Để lại phản hồi

Báo Quân đội Nhân dân thừa nhận: Hồ Chí Minh chỉ là câu chuyện huyễn hoặc – viển vông không có thựcBKL (28/05/2011) - Nếu như tác giả Bắc Hà và tờ báo QĐND không gợi ra những câu chuyện liên quan đến cái gọi là “huyền thoại” Hồ Chí Minh trong những ngày vừa qua, chắc hẳn mọi sự dang lùm xum trong nhân dân về sự thật nhân vật HCM có vẻ như yên ắng. Ấy vậy mà báo QĐND đã có một đăng tải bài viết dài cố gắng tiếp tục xây dựng và tuyên truyền hình ảnh HCM, khiến cho sự thật về HCM lại nóng trở lại.

Phải chăng, báo QĐND đã “bới cứt ra ngửi” hay là đang có chiến lược “diễn biến hòa bình” chống lại “huyền thoại” HCM và ĐCS. Hoặc có thể là một lời “thú tội” kín kẽ cho dư luận được biết về tội ác trong quá khứ. Báo Không Lề xin được giới thiệu bài viết “Báo Quân đội Nhân dân thừa nhận: Hồ Chí Minh chỉ là câu chuyện huyễn hoặc – viển vông không có thực” của Tác giả Hà Minh Tâm trên trang Nữ Vương Công Lý.

Nhân đây cũng mong ĐCS xem xét tác giả Bắc Hà và tờ QĐND có “âm mưu” gì khi dám khẳng định HCM là “huyền thoại” nhé.

……………………………
Báo Quân đội Nhân dân thừa nhận: Hồ Chí Minh chỉ là câu chuyện huyễn hoặc – viển vông không có thực

NVCL – Cũng có người cho rằng, tác giả cố ý gài bẫy tờ báo và hệ thống kiểm duyệt của Đảng, và đảng đã bị lỡm mà không biết.

Dù sao thì cũng đáng hoan nghênh tờ báo này, và nhất là đáng hoan nghênh tác giả Bắc Hà đã dùng biện pháp “ý ngôn tại ngoại” để người đọc tìm hiểu và thấy rõ hơn về một nhân vật được đảng dựng lên, lợi dụng ngay cả khi đã lìa đời gần nửa thế kỷ vẫn không được yên.

Tóm lại, hoặc là tội nghiệp cho tờ báo và tác giả, nếu sự ngu làm mờ mất lý trí, hoặc đáng hoan nghênh, nếu tác giả muốn nói ra một sự thật.

Nhưng điều đã được khẳng định là: Hồ Chí Minh chỉ là một huyền thoại, một câu chuyện viển vông, huyễn hoặc và không hề có thật.

Không khảo mà xưng, tờ Quân đội Nhân dân của Quân ủy Trung ương (Tức là của Đảng phụ trách Quân đội) trong bài viết “Không bao giờ đánh đổ được huyền thoại Hồ Chí Minh” trên mục “Chính luận” đã thừa nhận rằng: “Về Chủ tịch Hồ Chí Minh, những kỳ tích của Cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp, đạo đức của Người, đã thật sự là một huyền thoạitrong tâm thức của nhân dân ta và bè bạn quốc tế”.

Không chỉ có thế, tờ báo nhiều lần nhắc lại: “…đã không đáp ứng được cái mà chúng mong đợi, tức là trừ khử được cái huyền thoại về Hồ Chí Minh…” rồi thì: “Các thế lực thù địch dù có quỷ quyệt, thâm độc đến đâu cũng không thể đánh đổ được huyền thoại đó, là vì Huyền thoại Hồ Chí Minh là thành quả vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX”. (Ở đây nên nhớ rằng chữ dân tộc Việt Nam mà đảng dùng là để chỉ Đảng CSVN như cách đánh tráo khái niệm ngôn ngữ xưa nay của đảng).

Trong bài viết này, tờ Quân đội nhân dân đã nhiều lần khẳng định Hồ Chí Minh là câu chuyện huyền thoại. Sự khẳng định này được tờ báo QĐND đăng chính thức, không hề trong “ngoặc kép” hoặc bất cứ giải thích nào khác, mà đó là từ dùng để khẳng định có tính chất chắc chắn.

Vậy, “Huyền thoại” là gì?

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Huyền thoại” là: Câu chuyện huyền hoặc hay dũng cảm của thời xa xưa và huyền hoặc là điều viển vông, không có thực.

Như vậy, theo đúng nghĩa Tiếng Việt thì “Huyền thoại Hồ Chí Minh” là câu chuyện huyễn hoặc, viển vông không có thực về một nhân vật gọi là Hồ Chí Minh. Điều đáng nói là cái huyền thoại này không phải do bất cứ thế lực thù địch chống phá bên ngoài hay bên trong nào tạo ra, mà chính tờ Quân đội Nhân dân đã công khai xác nhận.

Hồ Chí Minh chỉ là “Huyền thoại”, nghĩa là câu chuyện huyền hoặc, viển vông, không có thực về một nhân vật là Hồ Chí Minh.

Suy cho cùng, thì điều tờ QĐND khẳng định trên đây về Hồ Chí Minh cũng không có gì sai, chỉ có điều là sau mấy chục năm Đảng CSVN đã cố công nhào nặn, thông tin một chiều tạo nên thần thánh và đặc biệt là muốn dùng việc thần thánh hóa ông Hồ Chí Minh làm thành một chiếc bình phong che đậy đằng sau đó là một chế độ độc tài, độc trị, tham nhũng và phản động, phản dân hại nước như đã từng thấy xưa nay và nhất là đang thực tế thấy hiện nay.

Vì sao Hồ Chí Minh là một huyền thoại?

Theo cách nghĩ đơn giản và cụ thể của người Việt Nam, chúng ta phân tích một vài yếu tố để khẳng định điều này như sau:

Một con người, được xác định bởi tên, tuổi, ngày sinh, ngày mất, họ hàng, dòng tộc, vợ con, sự nghiệp,… đó là những yếu tố để xác định một con người cụ thể. Nhìn vào bản lý lịch của mỗi người, chúng ta đều thấy rõ điều này. Thiếu đi một trong những yếu tố như: Tên, ngày sinh, tên cha mẹ, quê quán, ngày mất, ông bà, dòng họ… thì chưa thể xác định cụ thể đó là con người nào.

Với ông Hồ Chí Minh, những yếu tố này đều là một sự lấp lửng và hoàn toàn không được Đảng, nhà nước làm sáng tỏ xưa nay. Đụng đến vấn đề đó chỉ là một sự mập mờ khó hiểu. Vì sao vậy?

Nhiều tài liệu sưu tầm và nhiều tư liệu lịch sử đã khẳng định về ông Hồ Chí Minh với những yếu tố như sau:

- Tên: Không đúng, theo văn bản Đảng cho biết thì ông ra đời và lớn lên là họ Nguyễn, ở làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Vậy nhưng, nhiều tư liệu lịch sử lại phát hiện ra rằng ông là người họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Điều này Đảng cố giấu, thì họ hàng nhà ông lấy làm hãnh diện lại khoe ra và đạp đổ công lao giấu diếm của Đảng.

- Tuổi: Không đúng, theo văn bản của Đảng và nhà nước, ông Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890. Thế nhưng nhiều tài liệu chứng minh rằng ngày sinh này hoàn toàn không đúng, năm sinh càng không. Một lá đơn của ông xin vào học trường Thuộc địa của Pháp – Một ngôi trường đã sản sinh ra rất nhiều những tay sai bậc thầy cho Thực dân Pháp – thì ông tự xác định ông sinh năm 1992.

- Gia đình, dòng họ: Không đúng, theo những gì Đảng và nhà nước tuyên truyền, thì ông Hồ Chí Minh quê ở làng Kim Liên, Nam Đàn. Thế nhưng nhiều tư liệu đã chứng minh rất rõ rằng ông lại có Họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Chính vì thế, chưa bao giờ Đảng và nhà nước dám nói đến ông nội Hồ Chí Minh là ai. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẹ ông Nguyễn Sinh Sắc đã mang hoang thai từ một thầy đồ nho ở Quỳnh Lưu, còn ông nội Nguyễn Sinh Nhậm ở Kim Liên, chỉ là người tô son, trát phấn lên bào thai Nguyễn Sinh Sắc khi bà được gả làm thiếp cho ông nông dân này mà thôi. Điều này được chứng minh bằng việc gần đây, có một video được đưa lên mạng về việc con cháu của vợ hai ông Nguyễn Sinh Sắc về Quỳnh Lưu để nhận họ hàng.

Vậy thì những điều ghi vào lý lịch ông Hồ Chí Minh đâu có phải như đảng đã nói, đây là sự mập mờ tiếp theo.

- Sự nghiệp: Theo đảng vẽ ra, thì ông Hồ Chí Minh đã “ra đi tìm đường cứu nước”. Thế nhưng, lá đơn xin học trường Thuộc địa Pháp, hoàn cảnh ông khi ra đi làm bồi bếp trên tàu sang Pháp lại cho thấy rằng ông đi vì hoàn cảnh gia đình quá túng quẫn. Nếu không trong hoàn cảnh cha nát rượu và bị án, mẹ chết và anh em tứ tán, thì con đường “đi tìm đường cứu nước” của ông Hồ sẽ đến đâu? Chưa nói là thực tế, cái cứu nước đó thực chất là đưa Việt Nam trở thành một mắt xích trong phong trào Cộng sản quốc tế.
Tăng Tuyết Minh, người vợ Hồ Chí Minh khi còn trẻ và khi đã về già

Thậm chí, đảng còn nói rằng ông Hồ Chí Minh là Danh nhân Văn hóa thế giới được Unesco công nhận, nhưng thực tế điều này chỉ là sự dựng chuyện, bịa đặt mà không có thực.

- Vợ con: Cũng theo những tài liệu Đảng tuyên truyền, thì ông Hồ Chí Minh không vợ, không con, không có gia đình… để chuyên tâm lo việc nước.

Vậy nhưng, nhiều tài liệu, những nhân chứng sống đã chỉ rõ rằng ông có vợ và thậm chí là nhiều vợ. Những lời chứng minh của những người từng cùng sống, cùng làm việc và cả những nhà nghiên cứu lịch sử đã khẳng định điều này. Việc ông có vợ cũng là điều bình thường nhưng dưới cái nhìn và nhất là để dựng lên “huyền thoại” đảng ta đã cố công bóp méo và giấu nhẹm.

Vậy đó đâu phải là sự thật?

- Ngày chết: Không đúng, ngày ông Hồ Chí Minh mới chết, đảng và nhà nước công bố ngày ông chết, ngày để con cháu cúng giỗ ông là ngày 3/9/1969. Vậy rồi mấy chục năm sau đảng mới công bố lại rằng ông chết ngày 2/9/1969.

- Di chúc: Cũng khi ông Hồ Chí Minh chết, Đảng cho công bố cái gọi là Di chúc theo ý đảng, đến một lúc nào đó, thấy nó không còn có lợi, đảng mới công bố rằng đó là di chúc dởm và công bố lại bản khác. Bản này cũng chưa hẳn đã là di chúc thật của ông nốt.

Với một con người, mà tất cả mọi thông tin liên quan để xác định con người đó đều là sự giả dối và mập mờ, sai trái thì làm sao có thể xác định rằng đó là một con người thật mà không là huyền thoại, không là huyễn hoặc,là viển vông và không có thực.

Điều đáng hoan nghênh ở tờ Quân đội Nhân dân và tác giả Bắc Hà

Tờ Quân đội Nhân dân, thực chất đã rất hiểu những điều đã phân tích trên đây, nhưng dưới sự kiểm duyệt gắt gao của hệ thống Đảng với báo chí thì chính tác giả bài viết đã nhân cơ hội này khẳng định cho nhân dân, các chiến sĩ, tướng lĩnh quân đội hiểu về nhân vật được Đảng dựng lên để làm bình phong, làm cái phao cứu Đảng đang chết chìm trong làn sóng lòng dân rằng đó chỉ là một huyền thoại và là điều không có thực.

Cũng có người cho rằng, đây là cái sự ngu của một phóng viên của Đảng, nịnh không biết nịnh, bơm lại bơm quá đà làm phụt ra sự thối tha của Đảng trong trường hợp này. Nhưng dù sao, thì cũng là một sự thật được nói ra.

Cũng có người cho rằng, tác giả cố ý gài bẫy tờ báo và hệ thống kiểm duyệt của Đảng, và đảng đã bị lỡm mà không biết.

Dù sao thì cũng đáng hoan nghênh tờ báo này, và nhất là đáng hoan nghênh tác giả Bắc Hà đã dùng biện pháp “ý ngôn tại ngoại” để người đọc tìm hiểu và thấy rõ hơn về một nhân vật được đảng dựng lên, lợi dụng ngay cả khi đã lìa đời gần nửa thế kỷ vẫn không được yên.

Tóm lại, hoặc là tội nghiệp cho tờ báo và tác giả, nếu sự ngu làm mờ mất lý trí, hoặc đáng hoan nghênh, nếu tác giả muốn nói ra một sự thật.

Nhưng điều đã được khẳng định là: Hồ Chí Minh chỉ là một huyền thoại, một câu chuyện viển vông, huyễn hoặc và không hề có thật.

Vì thế, đúng như khẳng định của tờ QĐND là “Không bao giờ đánh đổ được huyền thoại Hồ Chí Minh”, bởi đó chỉ là câu chuyện huyễn hoặc và không có thật, thì làm sao có thể đánh đổ? Nhưng, điều khẳng định là sự huyễn hoặc đã ngày càng mất thiêng.

Nguồn: Hà Minh Tâm, NVCL

CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM

CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM
Posted on Tháng Năm 28, 2011 by Báo Không Lề| Để lại phản hồi


Luật sư. Lê Quốc Quân

BKL (28/05/2011) – Việt Nam là một đất nước yêu chuộng hòa bình và lòng yêu nước của người công giáo thật rộng lớn nhưng cũng đầy trắc ẩn. Điều đó ít nhất thể hiện qua 4 Đức Giám mục tiên khởi và uyên bác là Nguyễn Bá Tòng, Hồ Ngọc Cẩn, Ngô Đình Thục và Lê Hữu Từ[1]. Lòng yêu nước, yêu giáo hội và những diễn biến phức tạp trong tâm hồn các Ngài theo dòng lịch sử đầy phiêu du là minh chứng cho ưu tư của rất nhiều người, đặc biệt đối với nhiều Kito hữu, kéo dài cho đến tận ngày hôm nay.

Vượt lên trên những phức tạp của thời cuộc, Giáo hội công giáo Việt Nam, mà đặc biệt là HĐGM Việt Nam luôn cố gắng “lắng nghe, nhận diện và phân định những thực tại xã hội dưới ánh sáng Tin Mừng”[2] để biết: “cần phải sống và thể hiện mầu nhiệm Giáo Hội như thế nào trong hoàn cảnh ngày nay theo lời mời gọi của Chúa”[3]. Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn luôn tìm kiếm và học hỏi thêm kinh nghiệm, Ngài muốn có một nghiên cứu thấu đáo về thực tại xã hội và đề xuất các bài học để người Công giáo “góp phần xây dựng đất nước và lành mạnh hóa đời sống dân tộc” [4]

Cũng vì yêu và mong muốn làm sáng danh Chúa trên quê hương Việt Nam, Uỷ ban Công lý và Hòa bình của HĐGMVN đã được ra đời. Được lời mời của Uỷ Ban và để góp phần làm sáng tỏ thêm bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, tôi xin được trình bày đề tài về “Công lý và Hòa bình trong bối cảnh xã hội Việt Nam”[5]. Đề tài là một vấn đề xã hội rộng lớn nhưng vì tính chất của cuộc hội thảo là liên quan đến một Ủy ban của Giáo Hội Công giáo nên trình bày của tôi có giới hạn và mang góc nhìn của một người Kitô hữu.

1. Việt Nam: Lịch sử oai hùng qua thời khắc chiến tranh và hòa bình:

Hòa bình là khát vọng của loài người.Trong đêm Thiên Chúa giáng sinh, Thiên thần đã xuất hiện và vang tiếng ngợi ca: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm”[6]. Đây là lời chúc phúc điển hình và đầu tiên của Chúa, mong cho dương gian tràn ngập bình an. Thế nhưng, thực tế cho thấy lịch sử loài người được kiến tạo bằng các cuộc chiến tranh và có vẻ như các cuộc chiến trên thế giới ngày càng khốc liệt, có hệ thống.

Việt Nam ta cũng như vậy, hòa bình là thời khắc rất hiếm hoi của dân tộc. Từ thời lập quốc, cha ông chúng ta đã phải đương đầu với biết bao cuộc chiến chống ngoại xâm và lũ lụt. Cũng chính trong những cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc và phòng chống thiên tai đó mà quyền lợi và nghĩa vụ chung đã quện chặt lấy nhau. Khái niệm “công ích” cũng từ đó mà thành, là cơ sở để tạo nên quốc gia, dân tộc.

Do có vị trí địa lý quan trọng, “mặt tiền” là biển và luôn luôn có xu hướng “choãi ra” nên hơn 1000 năm Bắc thuộc là gần 1000 năm cha ông dấy binh đòi độc lập. Sau đó là chiến tranh liên miên chống giặc ngoại xâm với “xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã”[7] . Hết ngoại xâm là tranh chấp giữa các triều đại hai miền Nam Bắc[8], Hết thời kỳ phân ranh là đến kháng chiến chống pháp, hết Pháp đến Mỹ. Xong lại đến cuộc chiến Cămpuchia trong hơn 10 năm. Tiếp nữa là cuộc chiến với Trung Quốc năm 1979. Việt Nam chỉ coi như có hòa bình vào năm 1989, khi những đoàn Quân “tình nguyện” Việt Nam rút quân khỏi đất nước Chùa Tháp[9].

Các cuộc chiến tranh khốc liệt đã đẩy Việt Nam đến độ bị khái niệm hóa, nghe nói đến cái tên Việt Nam là người ta nghĩ đến một cuộc chiến[10]. Trên thực tế người Việt nam luôn khát khao hòa bình và đã nhiều lần cố gắng tránh chiến tranh, kể cả trước hoặc ngay sau khi vừa chiến thắng xong một cuộc chiến[11]. Ngày nay Việt Nam cũng đã chấp nhận rất nhiều bước lùi trong quan hệ quốc tế để tránh các xung đột. Việc mất đất biên giới và biển đảo[12] là kết quả của sự nhượng bộ rất lớn nhưng có vẻ như tất yếu từ phía Việt Nam trong bối cảnh “bơ vơ” không có bạn. Điều đặc biệt của Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn như Trung Quốc và Hoa Kỳ là sự nhượng bộ bên này, trong hầu hết các trường hợp, là để có điều kiện gắn chặt hơn với bên kia[13].

2. Hòa bình ở Việt Nam hôm nay

Từ năm 1975, Đất nước Việt Nam đã về một mối, giang sơn liền một dải. Trải qua thời kỳ bao cấp đầy khó khăn, Việt Nam tiến hành đổi mới năm 1986, và “mong muốn làm bạn với các nước trên thế giới”. Từ đó chính quyền mở rộng cửa đón các nhà đầu tư, gia nhập ASEAN năm 1995 và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006. Tuy nhiên, câu hỏi về hòa bình thật sự ở Việt Nam vẫn là một câu hỏi lớn dù rằng chúng ta đã “bình thường hóa” với Mỹ, là đối tác chiến lược với Nga và là “4 tốt” của Trung Quốc.

Theo Giáo Huấn Xã Hội Công giáo thì hòa bình “không hẳn là vắng bóng chiến tranh”[14], cũng không chỉ là sự quân bình giữa các lực lượng đối phương nhưng hòa bình là “công trình của công bằng”[15]. Theo đó chúng ta chỉ coi có hòa bình thực sự khi tài sản của con người được bảo vệ, “phẩm giá của con người và của các dân tộc được tôn trọng, tình huynh đệ được thực thi”[16] . HĐGMVN, mới đây trong thư chung hậu Đại hội Dân Chúa cũng đã nhận định “Việt Nam đang gặp rất nhiều thách đố”[17]. Để minh họa cụ thể hơn ý kiến này, tôi xin đưa ra đây một số nhận xét về bối cảnh của Việt Nam hôm nay:

Thứ nhất Xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay đầy dẫy rủi ro do tai nạn (giao thông, lao động và môi trường sống…) Những con số thống kê cho thấy Việt Nam là môi trường cực kỳ rủi ro khi lao động cũng như lưu thông trên đường[18]. Điều đáng lưu tâm là mức độ gia tăng các tai nạn ngày càng cao, không chỉ có tai nạn giao thông mà còn tai nạn lao động và các ảnh hưởng khác từ môi trường sống như sự hủy hoại môi trường, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nóng lên của trái đất và hàng loạt tác nhân nguy hại khác đang đẩy con người Việt Nam đến những rủi ro rất bất ngờ.

Thứ hai: Xét về tâm lý xã hội, có thể thấy con người Việt Nam chúng ta hôm nay dễ nổi nóng và có tính bạo động cao có lẽ là vì do không được dạy nhiều về tình yêu thương, về sự tha thứ và nhân bản. Đồng thời cũng chưa được tập làm quen với những ý kiến khác biệt nên chúng ta dễ trở nên cay nghiệt với nhau và khi xảy ra một va chạm nhỏ đều có thể dẫn đến những hậu quả rất lớn, nạn phá thai còn xảy ra tràn lan và gần như được pháp luật bảo hộ bằng chính sách “Kế hoạch hóa gia đình”[19], nạn bạo hành trong gia đình vẫn phổ biến, giang hồ đâm chém nhau liên miên, vì “nhìn đểu” nhau mà người ta sẵn sàng mang hung khí thanh toán nhau[20], “Đạo đức xã hội suy đồi, lòng tin bị giảm sút”[21]…

Thứ ba: Việc bắt bớ, xâm phạm đến an ninh của con người là điều vẫn còn xảy ra, làm nhiều người rất mất bình an, sống trong sợ hãi và lo âu. Chính đức TGM Phao Lô Nguyễn Văn Bình, trước khi chết 2 tháng vẫn còn nói là: “tôi vẫn còn sợ vì người ta nói một đàng làm một nẻo”[22]. Bình an là phải sống trong một trạng thái thật an nhiên tự tại, thật bình thản và không có tâm lý sợ hãi; nhiều vụ khám xét, bắt giữ và xét xử một cách bất công các nhà bất đồng chính kiến cho thấy pháp luật không được tôn trọng và lòng người còn nhiều bất an.

Thứ tư : Mặc dù pháp luật đã quy định khá đầy đủ về các quyền của con người nhưng trên thực tế quyền con người vẫn bị vi phạm trong nhiều lĩnh vực, Nhà nước không cho các phương tiện truyền thông độc lập hoặc của tư nhân được hoạt động, áp dụng luật hình sự để xử các tác giả, các nhà xuất bản và các trạng mạng. Tôn giáo vẫn bị hạn chế, buộc phải đăng ký với chính quyền và chịu phụ thuộc vào Ban Tôn giáo Chính Phủ do chính quyền kiểm soát. Người dân vẫn thường xuyên bị truyền thông “trình bày chân lý nửa vời”[23] xúc phạm đến nhân phẩm (Ví dụ trong trường hợp của ĐC Ngô Quang Kiệt ). Ngoài ra vi phạm nhân quyền còn thể hiện ở việc người dân không được thực hiện quyền lập hội, quyền tham gia các tổ chức, bị phân biệt đối xử, tra tấn hoặc giam giữ trong điều kiện sinh hoạt tệ hại…

Thứ năm: Việc khiếu kiện, đặc biệt là khiếu kiện tập thể đòi công bằng, chống tham nhũng kéo dài, phức tạp ở hầu hết các địa phương. Do luật pháp chưa nghiêm, con người thực hiện lại tham nhũng, vô cảm nên không giải quyết triệt để các vấn đề dẫn đến việc khiếu kiện đông người[24]. Trong đó 70% liên quan đến đất đai. Điều này xuất phát từ việc ghi nhận “đất đai là sở hữu toàn dân”[25] . Mặt khác, Nhà nước sử dụng những quy định cứng nhắc và lạc hậu[26] để giải quyết những vấn đề về đất đai liên quan đến tôn giáo như tại Tòa khâm sứ, Nhà thờ Thái Hà, Thái Nguyên, Cồn Dầu, Sóc Trăng… Nhà nước Việt Nam không công nhận quyền tư hữu nhưng người dân cố hữu về tài sản và hiểu rằng “không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán”[27] nên đi kiện để mưu cầu công lý. Để giải quyết điều này HĐGMVN đã kiến nghị sửa đổi luật đất đai[28].

Thứ sáu: Dù đất nước đã được thống nhất nhưng biểu tình, bạo động vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt ở một số “tây” như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ…cụ thể là những cuộc tuần hành đòi tự do tôn giáo, đòi quyền tự trị của đồng bào Tây Nguyên năm 2001 và năm 2004 hay như vụ Mường Nhé ở Điện Biên gần đây. Rải rác đâu đó ở ngay thủ đô Hà Nôị hay TP Hồ Chí Minh chúng ta vẫn thấy hàng đoàn người dương biểu ngữ đi kiện, đòi công lý, các cuộc thắp nến cầu nguyện cho công lý và sự thật vẫn liên tục xảy ra….

Tóm lại, không thể có một cá nhân nào được thanh thản nếu cuộc sống của họ không dựa trên sự thật và không được xây dựng trên công lý và hòa bình. Đức Thánh Cha Gioan XXIII trong thông điệp Hòa bình trên thế giới – Pacem in Terris – đã xác quyết rõ “Không thể có hòa bình nếu không có công lý”[29]. Nghĩa là chỉ có một nền hòa bình vĩnh cửu khi công bằng xã hội được tôn trọng. Chỉ có hòa bình đích thực khi không còn cảnh người bóc lột người.“Lý tưởng về hoà bình không thể nào có được trên trần gian này, nếu đời sống ấm no của con người chưa được đảm bảo…”[30].

Tất nhiên chúng ta cũng phải hiểu rằng hòa bình không bao giờ đạt được một lần là xong, nhưng phải xây dựng mãi mãi. Giáo Huấn của giáo hội liên lục kêu gọi mọi người kết hợp với những người yêu chuộng hòa bình để thiết lập hòa bình, xây dựng một xã hội ngày càng thái bình thịnh trị, như thánh vịnh đã nói. “Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến”[31]

3. Công lý trong bối cảnh Việt Nam hôm nay

“Hòa bình đích thực là hoa trái của công lý”[32] . Bởi vậy khi đề cập đến hòa bình ở Việt Nam không thể không nói đến công lý. Việt Nam đã trải qua chiến tranh liên miên nên trước hết con người chỉ cần có khát vọng là “im tiếng súng” chứ chưa đòi hỏi những điều cao siêu hơn như công lý. Nhưng công lý phải là gốc. Nhờ có công lý mà hòa bình được tạo thành. Là người có đức tin, chúng ta phải xem xét công lý không chỉ theo khía cạnh của con người mà còn là của Thiên Chúa theo những góc độ sau đây:

Thứ nhất: Nói đến công lý là nói đến cái chung, cái phổ quát theo luật tự nhiên được thể hiện qua :‘công chúng, quảng trường…”. Qủa thật, loài người luôn muốn công lý cụ thể cho từng người, từng sự việc. Loài người đã chờ đợi Thiên Chúa như là “Đấng Mêsia đến để thực thi công lý”[33]. Đó là những mong muốn rất cụ thể của con người, muốn trực tiếp và ăn ngay. Nhưng công lý của Thiên Chúa cho phép chúng ta suy nghĩ rộng hơn, lâu hơn và giàu tình yêu hơn. Công lý không chỉ cần những xa lộ, quảng trường mà còn cả bầu trời và các vì sao…Tại Việt Nam chúng ta hôm nay, với những quảng trường nhỏ hẹp, những con phố ngắn ngủi và những lũy tre bao quanh làng xóm với khái niệm “phép vua thua lệ làng” thì tính phổ quát không lớn và công lý của quốc gia theo nghĩa trần thế vẫn chỉ chập chờn đâu đó.

Thứ hai: Công lý là phải gắn chặt với luật pháp. Tất nhiên, theo Thánh Thomas D’aquin thì “Luật pháp phải phù hợp với luật tự nhiên, khi xa lìa lẽ phải, nó không còn là luật nữa mà là một sự bất công”[34] . Nhiều người cho rằng luật pháp Việt Nam hiện nay chỉ là ý chí của một số nhóm lợi ích. Khái niệm “một trăm cái lý không bằng một tý cái tình”[35] đã bóp chết pháp luật phổ quát. Muốn có công lý thì trước tiên phải có lẽ phải. Lẽ phải đó được pháp điển hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật. Khi quốc hội Việt Nam vẫn giao cho các bộ chuẩn bị dự thảo luật thì đã không phản ánh đúng sự độc lập cần thiết và sự tôn trọng công lý.

Thứ ba: Một mặt công lý cần sự lớn lao như quảng trường, đại hội và dân chúng, mặt khác nó đòi hỏi sự thỏa mãn đạo đức riêng tư trong lương tâm mỗi người. Công lý đầu tiên phải bắt đầu từ đạo đức và gắn chặt với ý thức về bổn phận. “Tất cả đạo đức nếu không dựa trên bổn phận sẽ thiếu chắc chắn và nguy hiểm”[36] Hành động đạo đức tức là hành động theo tiếng gọi của công lý nhắm đến người khác chứ không phải là tiếng gọi riêng của bản ngã ích kỷ. Nghĩa là con người phải sống trong tương quan với người khác chứ không thể đòi hành động như một cá nhân cô độc, không cần công lý. Ngày nay trong xã hội chúng ta, tính vị kỷ đang lên ngôi, hầu hết chỉ loay hoay với vấn đề cơm áo, nghi lễ và tiểu tiết vụn vặt thì công lý dễ bị bóp nghẹt. Rất nhiều người Việt hôm nay sử dụng cách nói nước đôi, khi mạnh thì “cưỡng từ đoạt lý” khi yếu thì “rủ rê tình cảm”. Đó không thể là công lý.

Thứ Bốn: Nói đến công lý là chúng ta nói đến sự công bằng. Tính chất công bằng phải thể hiện được trong các hầu hết khía cạnh của đời sống, không thiên vị, không chênh lệch thì công lý mới được tỏ hiện. Giáo Huấn XHCG dành rất nhiều phần nói về sự công bằng tương ứng với vai trò và địa vị xã hội của con người, công bằng trong lao động và thù lao, Công bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ….Nếu chúng ta không đảm bảo sự công bằng thì sẽ dẫn đến bất công, khi đó công lý bị lu mờ. Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng thì công lý phải được nối kế với sự khôn ngoan, với bác ái và công việc từ thiện. Hiện nay xu hướng bất công đang lên, “Hố phân cách giàu nghèo càng sâu rộng hơn”[37] đó là một thách đố của công lý.

Thứ năm: Sống công lý, không có nghĩa lúc nào cũng cãi lý xem ai đúng – ai sai, mà người ta còn phải biết thỏa hiệp, hoà giải bao dung trong mọi việc. Khi đồng ý với nhau và chia sẻ với nhau những giá trị chung từ trong tâm khảm, những người anh em sẽ cảm nhận được chân lý và như vậy công lý sẽ được bộc lộ ra ngoài. Thế nhưng lịch sử hiện tại ở Việt Nam cho thấy con người chúng ta ít có tinh thần đối thoại, lắng nghe và hiểu biết nhau để tìm đến một cái chung và tha thứ cho nhau. Điều làm cho chúng ta hy vọng là công lý, tự trong bản chất, có sức mạnh vô song. Có thể bề ngoài họ vẫn biểu hiện thái độ trịch thượng, quát nạt để thị uy nhưng thẳm sâu trong lương tâm, họ phải thừa nhận một lẽ phải, thừa nhận sự thật, thừa nhận công lý. Đó chính là lúc bắt đầu của tiến trình hòa giải và canh tân.

Thứ sáu: Cuối cùng, tất cả chúng ta đều phải ý thức rằng Giáo hội tận lực đấu tranh cho công lý nhưng không bao giờ dừng lại ở công lý. Trái lại, giáo hội luôn mời gọi con người đi xa hơn công lý để vươn tới suối nguồn đích thực của nó là tình yêu thương, lòng nhân ái, từ bi và tha thứ. Bởi vì “Bình đẳng do công lý mang lại chỉ giới hạn ở lĩnh vực của cải vật chất bên ngoài, còn tình yêu và lòng thương xót lại giúp con người có thể gặp gỡ nhau nơi giá trị cao cả là chính con người, với phẩm giá riêng của mỗi người”[38].

Tóm lại, công lý theo nghĩa của con người trần thế quả thực vẫn còn xa vời trên khắp trái đất này, phương chi Việt Nam. Nhưng như Chúa Giê su xưa đã đứng lên ngó nhìn con cái, giờ đây chúng ta bắt đầu cùng chung tay quyết tâm làm và làm bằng tình thương yêu đích thực. “Thiên Chúa là chúa nhân từ, tha thứ tội lỗi, chậm giận và giàu lòng thương xót”[39]. Chúng ta có cái nhìn siêu nhiên nhưng lại thực tiễn hơn nên phải vượt trên những khác biệt, chung tay nâng cao dân trí, học hỏi tính phổ quát, xây dựng nền pháp quyền, giáo dục về lẽ phải…. Để đến một ngày chúng ta có quyền hy vọng rằng Giáo hội Việt Nam: một mặt, với những ngôi nhà thờ lớn, tượng đài to, đối mặt với biển cả bao la, núi rừng sâu thẳm, bầu trời và các vì sao; mặt khác, có những nghi lễ sang trọng, sự tập hợp đông đảo của quần chúng và một “kẻ khác ở trong ta” luôn thì thầm mách bảo, Chúng ta, giống như những nhà điêu khắc, có thể tham gia vào quá trình làm cho khuôn mặt công lý dần dần được tỏ hiện.

4. Những thay đổi trong xã hội VN và cơ sở cho Công lý & Hòa Bình

Với sự chuyển biến mạnh mẽ của thế giới, những công nghệ mới ra đời, các quốc gia bị chia tách và đặc biệt là cuộc cách mạng tiến hóa hòa bình, sự tan rã của khối Đông âu và gần đây là cuộc cách mạng ở Bắc Phi, sự đổi mới rõ rệt ở Cu Ba, những người lãnh đạo tại Việt Nam cũng đang khác đi rất nhiều…cho chúng ta thấy đất nước Việt Nam có thể đang trong một quá trình chuyển đổi quan trọng.

Dù đôi khi có tranh luận và tấn công nhau trên truyền thông nhưng xu hướng đối thoại vẫn là chủ yếu trên khắp địa cầu. Trước đây lịch sử Việt Nam đã được định đoạt trên ly rượu mao đài sóng sánh[40] .Trung Mỹ hợp tác và nói“Cánh cửa đã mở, từ nay chúng ta là bạn, nhưng chúng ta vẫn cứ chỉ trích nhau – vì nhân dân tôi quen như vậy”[41]. Giờ đây, bề ngoài chúng ta thấy vẫn cứ phê bình và đấu tranh với nhau nhưng quan hệ thực chất giữa Việt Nam và các nước tây phương đang được xích lại rất gần nhau.

Rõ ràng có sự chuyển hóa, tự diễn biến trong nội bộ Đảng cộng sản và trong mọi tầng lớp dân cư. Rất nhiều người cộng sản khi xưa giờ đã trở thành tư bản đỏ, 5% dân số đang chiếm giữ đến 75% tổng toàn bộ giá trị, của cải và tài nguyên xã hội[42] . Nhiều người đã gửi con sang các nước phương tây để học hỏi và họ tập hợp với nhau thành những nhóm lợi ích. Khi trong tay có tài sản và quyền tư hữu, họ chuẩn bị cho tương lai của mình và sẵn sàng bảo vệ quyền tư hữu đó theo đường lối tư bản. Rất nhiều người cộng sản đã nhận thức được xã hội, lo lắng về một tương lai bất an và sẵn sàng chuẩn bị các phương án.

Điều đó đặt cho HĐGMVN và UB Công lý và Hòa Bình một sứ mệnh hết sức quan trọng. UB phải được thiết lập một cách có hệ thống và là nơi tư vấn để đưa ra những quyết định đúng đắn trong những thời điểm nhạy cảm của đất nước, tránh những xung đột khắc nghiệt trong tương lai. Cụ thể là theo Thư Chung Hậu Đại hội dân Chúa 2010. “Trong bối cảnh xã hội hiện nay, Giáo Hội tại Việt Nam xác tín rằng Dân Chúa cần tích cực cộng tác với mọi người thiện chí, cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống. Đó là phương thế cụ thể để thi hành sứ vụ duy nhất và toàn diện của Đức Kitô trên đất nước này”.

5. Phương hướng đối thoại và hợp tác.

Đối thoại đã trở thành nguyên tắc và là vấn đề bao trùm toàn thế giới ngày hôm nay. Đức Thánh Cha Joan Paul II đã đi khắp trái đất để nhằm một mục đích là “nghe và nói”. Chính đối thoại đã làm cho tất cả các bên không còn sợ hãi, không còn bất ngờ. Phương hướng Đối thoại và hợp tác của giáo hội Việt Nam với Nhà nước cũng được Đức Thánh Cha Benedicto XVI nói rõ trong huấn từ cho các giám mục Việt Nam nhân chuyến viếng thăm Ad Limina[43]

Đã một thời tư tưởng loại trừ trong đối thoại phải thật triệt để và không cho ai có tư tưởng khác mình tồn tại. Giờ vẫn còn nhưng nó đang càng ngày càng trở nên lạc hậu vì nó đi ngược lại xu thế của thời đại. Xu hướng “cùng thắng” đang được áp dụng phổ biến, không phải là chỉ có lợi cho Giáo hội hay cho Nhà nước mà là cho dân tộc Việt Nam. Thẳng thắn vẫn là phương pháp tốt nhất để giải quyết các vấn đề. Hồ chủ tịch đã từng viết thư cho Đức Cha Lê Hữu Từ với nội dung rõ ràng: 1. Đồng bào công giáo rất ghét thực dân pháp, rất yêu nước. 2. Đồng bào công giáo ghét cộng sản[44]. Nếu còn có những khác biệt, hãy “tạm gác một bên” và tiếp tục đối thoại, nhưng không bao giờ từ bỏ nguyên tắc của mình.

6. Những chuẩn bị gì cho đối thoại Công lý và Hòa Bình ?

Trước hết, chúng ta thấy loài người đã phát triển ở mức độ cao và trình độ tự do của con người đã được nâng cao. Cho nên trước khi đối thoại tất cả các bên đều phải đồng ý rằng mọi quyền phải là quyền của cá nhân, mọi trách nhiệm cũng là trách nhiệm của cá nhân, mọi hạnh phúc cũng là hạnh phúc của cá nhân, công lý cũng là công lý rót cho từng cá nhân. Nghĩa là con người phải là đối tượng cùng đích của sự đối thoại.

Qủa thật, Nhà nước hay như cả Liên Hiệp Quốc được dựng lên là vì quyền lợi của con người, chứ không phải vì quyền lợi của tổ chức. Nhà nước ra đời là vì con người, chứ không phải vì nhà nước đẻ ra con người. Điều này đã trở thành nguyên lý quan trọng của học thuyết XHCG: “con người là một hữu thể, là một nhân vị, là con đường của giáo hội và quyền con người, nhân phẩm con người phải đặt lên trên hết”[45]. Chúa Jesus đã nói: “Ngày Sabat vì con người chứ không phải con người vì ngày Sabat”[46]

Tuy nhiên muốn có đối thoại thì con người phải có thực lực phục vụ. Bởi vậy Uỷ ban CL&HB phải trở thành một Ủy ban có cơ cấu rõ ràng, từ HĐGM cho đến tận từng giáo xứ. Đồng thời phải tập hợp được những người có tâm và có tài, dám hy sinh vì công lý và hòa bình. Bộ khung thì nên theo cơ cấu dần từ trên xuống nhưng hoạt động và linh hồn đích thực sẽ phải đi từ dưới lên thông qua những tổ nhóm dân sự và các cá nhân tình nguyện viên.

Đầu tiên những nhân tố đó phải tích cực giảng dạy, giúp cho người công giáo, và sau đó là nhân dân hiểu được Học Thuyết Xã Hội công giáo. Nhờ hiểu được quan điểm của Giáo hội về xã hội mà các cuộc đối thoại sẽ được thoải mái, tạo tâm lý tự tin cho tất cả các bên. Uỷ ban có thể thành lập một văn phòng tư vấn pháp lý, hỗ trợ và tư vấn cho nhân dân khi gặp những vấn đề khó khăn hoặc bất công.

Rất nhiều người cho rằng đối thoại với CS là vô ích. Đó cũng là một quan điểm nhưng riêng tôi thì vẫn tin vào đối thoại. Tôi đã từng đối thoại với những người cộng sản cao cấp trong ngành an ninh. Tôi bắt đầu bằng: “Tôi có hai giá trị lõi, một là tôn giáo của tôi, hai là lý tưởng dân chủ của tôi. Hai điều tôi giữ trong tim óc mình dù có giết tôi đi”[47]. Họ cũng xác quyết những nguyên tắc của họ rất rõ ràng. Như vậy, ngay bắt đầu chúng tôi đã xác lập được quan điểm. Sau một thời gian nghiên cứu và “đồng ý” về những “bất đồng” chúng tôi mới tiếp tục đi vào hành vi pháp lý cụ thể. Tất nhiên trong đàm phán sẽ có nhiều bất đồng và sẽ phải sự dụng “thực lực” để nói chuyện[48]

“Đừng Sợ” là câu nói nổi tiếng của ĐTC John Paul II, Đọc về cuộc đời của Ngài, chúng ta thấy Ngài cũng đi dạy học, cũng thuyết trình, cũng đối thoại và hợp tác. Chính nhờ những lần tiếp xúc đó mà Ngài đã thấy rõ là:“không có gì phải sợ”.

Theo ý kiến cá nhân tôi, về mặt nguyên tắc, với tư cách là phải tham dự một phần sứ mệnh phát triển của dân tộc, HĐGMVN, trong tương quan với nhà nước có thể bày tỏ rõ ràng và dứt khoát những quan điểm sau:

Giáo hội phải được quyền tham gia vào công việc giáo dục, y tế và từ thiện. Điều này chỉ tốt cho dân tộc; hai bên phải chuẩn bị lộ trình và nhân sự.

Nhà nước cần cải cách chính trị, mở rộng dân chủ. Đổi mới kinh tế đã đem lại hiệu quả cho xã hội nhưng chưa đạt được hiệu quả mà mọi người mong ước vì chưa đổi mới xã hội và chính trị. Để giảm bớt xung đột có thể xảy ra, giáo hội sẽ đóng góp trong việc xây dựng xã hội dân sự, làm “bộ đệm” cho quá trình đó, làm cho các bên quen dần với các khái niệm và tập sống trong hòa bình;

Mọi thành phần xã hội, đặc biệt các tôn giáo và giới trí thức đều có đủ nguồn lực và lòng yêu nước cho nên họ cần phải được phải được tham gia một cách tương xứng trong quá trình hoạch định chiến lược xây dựng đất nước.

Đó là những vấn đề cần được đặt ra cho tất cả các bên để trù liệu. Có như vậy mới bắt đầu cuộc đối thoại và xây dựng một lộ trình dân chủ tiệm tiến toàn diện cho Việt Nam, nhờ vậy Công lý và Hòa bình mới dần dần được triển nở trên quê hương yêu dấu của chúng ta.

Thiên Chúa chúc phúc cho Dân tộc ta !

Ls Lê Quốc Quân gởi trực tiếp cho Báo Không Lề

[1] Bốn ĐGM này đã gửi điệp văn đến ĐGH Pio XII xin Ngài ủng hộ nước Việt Nam độc lập và chúc phúc, cầu nguyện cho nền độc lập non trẻ mới thu hồi được. Tài liệu của CGvDT số 5, ngày 7-13/8/1975, P.8-9

[2] Hội đồng Giám Mục Việt Nam, Thư chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010. “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”, Chương 1, Mục 4.

[3] HĐGGMVN, Thư chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010. Chương 1, Mục 4.

[4] JB. Phạm Minh Mẫn, Thư gửi Linh Mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, CLB Nguyễn Văn Bình ngày 22.7.2007 nhờ nghiên cứu tương quan và sự hợp tác giữa Nhà nước và Giao hội để xác định điểm lợi điểm hại hầu phục vụ dân tộc tốt hơn.

[5] Đề tài được Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp, với tư cách là Chủ tịch UBCL&HB của HĐGMVN gợi ý nhằm phục vụ cuộc tọa đàm của Uỷ ban vào ngày 27/5/2011.

[6] Tân ước Lc 2,14. Nguyên bản tiếng Latin - Glória in excélsis Deo -et in terra pax homínibus bonae voluntátis.”Vinh danh Thiên Chúa Trên trời – Bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Lc 2,14)

[7] Vua Trần Nhân Tông sau hai lần thân chinh đi đánh thắng quân Nguyên trở về đã làm hai câu thơ: “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã/Sơn Hà vạn cổ điện kim âu” – Tạm dịch “Xã tắc hai lần mệt ngựa đá/Non sông vạn thuở vững âu vàng”

[8] Vietnam Cuộc Chiến 1858-1975, P4 – Chương VI. Nguyễn Khắc Cần, Nguyễn Ngọc Điệp, Vũ Dương Ninh, Nhà Xuất bản Văn Hóa Dân tộc 2001, P.4 Chương VI. Theo đó coi như bắt đầu từ khi vua Mạc Đăng Dung giành được quyền lực từ tay vua Lê Cung Hoàng năm 1527, đất nước xảy ra xung đột và chiến tranh phân ranh ranh liên miên giữa hai miền cho đến năm 1975. Hết nhà Mạc là đến cuộc chiến Nam Bắc Triều, rồi đến Trịnh Nguyễn Phân Ranh, Nguyễn – Tây sơn, đến Pháp và Mỹ.

[9] Việt Nam công bố hoàn tất việc rút quân khỏi Campuchia ngày 26/9/1989, sau 10 năm chiếm giữ. Việt Nam gọi là tình nguyện giúp đỡ trong khi quốc tế không công nhận chính phủ mới do Việt Nam thành lập cho đến khi có một giải pháp quốc tế.

[10] Vietnam is a Country, not a War –Việt nam là một đất nước chứ không phải là một cuộc chiến tranh, Thứ trưởng Lê Mai, trong một cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Washington DC, 1994.

[11] Lịch sử Việt Nam có 1000 năm Bắc thuộc. Vua Trần đánh xong Quân Nguyên, dâng Chiếu lên Bắc Triều xin được phong vương và nhận làm chư hầu. Nguyễn Trãi giúp Lê Lợi đánh giặc Minh, sau đó đã dâng Biểu lên triều Minh thú nhận: “Tội thần nhiều như tóc trên đầu”. Sau khi đánh tan giặc Thanh, Ngô Thì Nhậm đã thay mặt Nguyễn Huệ trình quốc thư xin bình thường hóa mà rằng: “Nam Triều không dám đánh mà do quân Thiên Triều không quen thấy voi nên bỏ chạy”.

[12] Năm 1974 Trung Quốc chiếm quần đảo hoàng sa khi đó thuộc quyền kiểm soát của Nam Việt Nam. Năm 1988 Trung quốc chiếm một số đảo ở Trường Sa. Hiệp định biên giới Việt Trung được ký kết ngày 31/12/1999 với nhiều điểm mà giới quan sát cho rằng Việt Nam nhượng bộ rất lớn.

[13] Abramowitsz – Chasing the sun, Rethinking East Asian Policy, P7, P39. Vì Hoa kỳ ưu tiên cho quan hệ với Trung Quốc từ 1979, cho nên, trong quan hệ với VN họ không thể đi những bước với Việt Nam làm tổn thương đến quan hệ của họ với TQ. Bởi vậy đặt Việt Nam vào trong thế cân bằng, chỉ dám bước chân này khi thấy cân bằng với chân kia và cân bằng với cả 2 lực lượng.

[14] Giáo Huấn Xã Hội Công giáo, Vui mừng và Hy vọng –Gaudium et Specs ( Gs, Is 32,7

[15] Giáo Huấn Xã Hội Công giáo, Vui mừng và Hy vọng –Gaudium et Specs ( Gs, Is 32,7)

[16] Giao lý Hội thánh Công giáo – Conpendium Catechism of Catholic Church, 1994, No 2317

[17] HĐGMVN, Thư Hậu đại hội dân Chúa 2010, Chương 1, Mục 4 ghi “tình trạng lạm phát, tệ nạn tham nhũng và hối lộ, việc quản lý lỏng lẻo và thiếu trách nhiệm đối với những tài nguyên quốc gia… làm cho đời sống người dân thêm khó khăn.[5] Hố phân cách giầu nghèo ngày càng sâu rộng hơn. Nhiều người dân vẫn chưa có mức sống xứng hợp với nhân phẩm, không những tại nông thôn mà ngay cả trong những thành phố lớn. Do đó, vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là vấn đề đạo đức và xã hội”

[18] Thống kê chính thức của UBATGT cho thấy cả nước năm 2010 xảy ra 14,442 vụ tai nạn giao thông làm chết 11,449 người. Bị thương 10,633 người. Năm 2009 có 12,500 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 11,500 người và bị thương 8,000 người. Năm 2008 xảy ra 13,700 vụ. làm chết 11,060 người và bị thương 8,600 người

[19] Là chính sách có hệ thống của Chính phủ nhằm lập kế hoạch khi nào thì có trẻ em và tiến hành các biện pháp kiểm soát sinh sản và các kỹ thuật khác để thực hiện kế hoạch đó, Từ điển mở trên mạng, Wikipedia,

[20] Nguyễn Chí Thịnh (16 tuổi, học sinh lớp 10 của một trường THPT ở H.Đông Hòa, Phú Yên) đã đánh chết người vì bị cho là “nhìn đểu”; Vũ Văn Chì, tạm trú tại thôn Bầu – Kim Chung – Đông Anh – Hà Nội đã bị một đám thanh niên chém chết vì cho là nhìn đểu; Nguyễn Trọng Dũng bị đánh chết tại Quận 3, TPHCM vì bị cho là nhìn đểu….

[21] Nghị Quyết đại hội đảng Cộng sản lần thứ XI, Mục 1, Chương III ghi “ tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sống chưa được ngăn chặn, đẩy lùi…”

[22] Paul Nguyễn Thái Hợp – Chân Dung một vị mục tử, lời đúc kết cuối sách Tr152, CLB Nguyễn Văn Bình, 2010

[23] Thư chung Hậu đại hội dân Chúa 2010, Chương 1, Mục 5.

[24] Theo báo cáo của thanh tra Nhà nước thì năm 2010 cả nước phát sinh gần 380.000 lượt đơn khiếu nại với gần 99.000 vụ việc, so với cùng kỳ năm 2009 tăng gần 30% số đơn.

[25] Điều 5 Luật đất đai năm 2003, quy định: “Đất đai thuộc sử hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”.

[26] Nghị quyết 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của quốc hội quy định về Nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý Nhà đất và chính sách cải tạo XHCN trước ngày 1/7/1991.

[27] Điều 117 – Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc 10/12/1948

[28] Phero Nguyễn Văn Nhơn, Quan điểm của HĐGMVN về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay, 25/9/2008

[29] Joan XXIII, Pacem in Terrris – Hòa bình trên thế giới, thông điệp Ngày hòa bình thế giới 2002

[30] Giáo huấn xã hội Công giáo, Vui mừng và Hy vọng, (Gaudium et Spes,n 78); Giáo lý Hội Thánh Công giáo, số 2304).

[31] Gs, N.78; X Is 2,4

[32] Joan XXIII, Sđd

[33] Is 9,6; 11,4; Gr 23,5; Tv45,4.7

[34] Saint Tomas d’Aquin, Sth, 1-11 93 được trích trong Pacem in Teriss – Hòa bình trên thế giới, No51.

[35] Cao Tuyết Minh, Ca dao tục ngữ Việt Nam, NXB Dân trí, 2010

[36] Kant – Phê phán lý tính thuần túy, 1781, P97 Quoted “estime- t-il avecraison que toute morale non basée sur le devoir est incertaine et dangereuse) Unquoted.

[37] HĐGMVN, Thư chung sau đại hội dân chúa 2010, Chương I, mục 1: “Hố phân cách giầu nghèo ngày càng sâu rộng hơn. Nhiều người dân vẫn chưa có mức sống xứng hợp với nhân phẩm, không những tại nông thôn mà ngay cả trong những thành phố lớn”.,

[38] Gioan Phaolo II, Thiên Chúa giàu lòng thương xót, số 14.

[39] Tv 145,8

[40] Tuyên cáo chung Thượng Hải, Announcementt of Shanghai, đã được Mỹ Trung ký ngày 27/2/1972 tại Thượng Hải, nội dung bàn đến nhiều vấn đề nhưng được coi là một hiệp ước Thiên Tân III, các nước lớn mặc cả với nhau trên đầu Việt Nam. Mỹ rời khỏi Việt Nam, Công nhận Trung Quốc. Trung Quốc ngăn chặn CS Việt Nam tràn xuống vùng Đông Nam Á. Trong bữa tiệc chia tay về nước Nixon tuyên bố: “Cầu hữu nghị Mỹ Trung đã được bắc, chấm dứt thời kỳ thù địch kéo dài hơn hai mươi năm, từ nay tương lai thế giới nằm trong hai nước chúng ta”. Nhờ yên tâm với Trung Quốc Mỹ, rút khỏi Việt Nam mà quay sang cộng tác với các lực lượng khác, lập kế hoạch diễn biến Hòa bình để 15 năm sau toàn bộ Đông Âu đã tan rã.

[41] Chu Ân Lai nói trước khi ra về. Thế nên báo chí 2 nước vẫn tiếp tục phê bình và tấn công nhau.

[42] Paul Nguyễn Thái Hợp ước tính, Một cái nhìn về giáo huấn xã hội công giáo, NXB Phương Đông 2010.

[43] Xin xem bài đọc của Giám mục Bùi Văn Đọc – Giams mục giáo phận Mỹ Tho, phát biểu tại buổi Tọa đàm ngày 28-11-2009 do CLB Phaolo Nguyễn Văn Bình tổ chức với chủ đề: “tương quan giữa giáo hội với thực tại trần thế”.

[44] Vương Đình Chữ, Tương quan giữa giáo hội và Nhà nước ở Việt Nam. Từ thư Chung 1951 đến 1980, Giaos hội giữa dòng đời, CLB Nguyễn Văn Bình -2010, Trang 126.

[45] Paul Nguyễn Thái Hợp, Nguyên tắc nền tảng, Một cái nhìn về Giao huấn XHCG Tr 117,121,127,134. NXB Phương Đông, CLB Nguyễn Văn Bình. Hội đồng cổ vỗ Công lý và Hòa bình, Diễn đàn giáo dân 2004, P25.

[46] Jesus Mc 2, 23.

[47] Ngày 8/3/2007, Tôi bị bắt ngay khi kết thúc một khóa học về dân chủ từ Hoa Kỳ về và bị cáo buộc vào điều 79 Bộ Luật hình sự, sau 100 ngày bị giam giữ trái phép. Chính quyền không có bằng chứng buộc tội cộng với áp lực mạnh mẽ từ quốc tế, Tôi đã được trả tự do vào ngày 16/6/2007. Ngay những lần hỏi cung đầu tiên tôi đã khẳng định quan điểm trên.

[48] Xem cuốn sách tiếp xúc bí mật Việt Nam – Hoa Kỳ và những thỏa thuận bí mật giữa Lê Đức Thọ – Kissinger tại Paris, NXB Công An Nhân dân, 2/2002.
This entry was posted in Công Lý - Sự Thật, Chính Trị, Tôn Giáo, Văn Hóa, Xã Hội and tagged Cộng Sản, Ls Lê Quốc Quân, Tự Do Tôn Giáo, đàn áp. Bookmark the permalink.
← Báo QĐND công nhận sự thật về Hồ Chí Minh ?

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Tự do ngôn luận có đồng nghĩa với tự do phỉ báng lãnh đạo nhà nước? (Lê Diễn Đức)

Tự do ngôn luận có đồng nghĩa với tự do phỉ báng lãnh đạo nhà nước? (Lê Diễn Đức)
Viết bởi Trọng Khiêm
Thứ năm, 26 Tháng 5 2011 14:40
"...Khoe khoang có hơn 700 tờ báo, tạp chí, hàng trăm phương tiện truyền thông đại chúng, 25 triệu người sử dụng Internet, nhà chức trách Việt Nam đã nhiều lần khằng định hùng hồn trước dư luận quốc tế về “tự do báo chí” của mình. Thế nhưng, năm nào các tổ chức quốc tế cũng cho họ cho giật giải cao về bóp nghẹt tự do báo chí..."



Non nửa thế kỷ đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa cộng sản, với hàng trăm người bị giết chết, hàng chục ngàn người lãnh án tù giam, gần ba phần tư dân số bị an ninh mật vụ theo dõi, hàng trăm ngàn người phải rời khỏi đất nước, vào năm 1989 nhân dân Ba Lan mới giành được tự do dân chủ.

Hơn 20 năm qua, Ba Lan là một trong những nước cựu cộng sản đi đầu trong việc xây dựng, phát triển kinh tế, nâng cao rõ rệt đời sống xã hội. Từ một nền kinh tế kiệt quệ, năm 2010 Ba Lan đã đứng vị trí thứ 20 trong toàn bộ nền kinh tế thế giới với GDP bằng 468,539 tỷ USD trên 38,1 triệu dân (theo số liệu của International Monetary Fund).

Giành được tự do dân chủ đã vô vàn gian khó, nhưng bảo vệ và hoàn thiện nó không phải ngày một ngày hai, mà là cả một tiến tình năng động và kiên định. Ngoài hiến pháp và các định chế dân chủ khác, tự do báo chí của Ba Lan thực sự đã và đang đóng vai trò tối quan trọng trong công cuộc bảo vệ nền dân chủ non trẻ.

Xin ghi lại một trong nhiều trường hợp thú vị.

Trên một tờ báo thuộc tỉnh Gdansk, nhà báo J. Dulgolecki đã có bài chỉ trích cách làm ăn kém hiệu quả kinh tế của một quan chức địa phương và đặt nghi vấn về sự bê bối trong hợp đồng khai thác nguồn nước mà ông ta có liên quan. Quan chức này kiện Dulgolecki ra toà. Toà án tỉnh dựa trên Bộ Luật hình sự đã phạt nhà báo về tội mạ lỵ người khác, phải trả một số tiền sung vào lợi ích công cộng và chịu án phí.

Nhà báo Dlugolecki kiện nhà nước Ba Lan lên Toà án Nhân quyền Âu châu tại Strasbourg (Pháp) với lý do ngành tư pháp Ba Lan đã vi phạm điều 10 của Công ước Nhân quyền Âu châu.

Vào tháng 2/2009, Toà án Nhân quyền Âu châu tuyên bố rằng, với nghề làm báo, việc chỉ trích các nhân vật xã hội cần phải được bao dung. Ngoài ra, không được hạn chế quyền tự do ngôn luận. Các chỉ trích
ủa nhà báo Dlugolecki nằm trong giới hạn có thể chấp nhận. Chánh án Nicolas Bratza còn nhấn mạnh rằng, các nhà báo không thể bị trừng phạt bằng bất kỳ hình thức nào khi họ phê phán các nhân vật hoạt động chính trị-xã hội.

Nhà nước Ba Lan đã thua kiện, phải bồi thường danh dự cho ông Dlugolecki 3 ngàn euro. Sau khi nhận được tin, ông nói rằng, “quan trọng không phải là tiền bạc mà là một thắng lợi, một thông điệp cho những người làm báo”.

Là nhân chứng của tiến trình xây dựng dân chủ ở Ba Lan, trong hơn hai thập niên qua tôi thấy chính báo chí chứ không ai khác đã phát hiện ra hầu hết những vụ án lớn nhất của Ba Lan. Báo chí tự do thực sự là công cụ đặc biệt công hiệu lành mạnh hoá xã hội, ngăn chặn tham nhũng, quan liêu và các hành vi tiêu cực khác của viên chức nhà nước.

Tự do ở mức nào?

Tôi ngạc nhiên về sự vụ xảy ra hôm 18 tháng 5 tại Ba Lan nên đã đưa lên trang Fecebook của mình để cùng bạn hữu nhìn nhận và theo dõi.

Số là trong ngày 18 tháng 5 vừa rồi, 3 sĩ quan vũ trang của Cơ quan An ninh Nội bộ Ba Lan (AWB), 2 cảnh sát và 3 chuyên gia IT đã bất ngờ xông vào nhà của một sinh viên có tên Robert Frycz. Sau ba giờ khám xét, họ đã thu giữ latop, các phương tiện lưu trữ và trang web “AntyKomor.pl” của sinh viên này bị đóng cửa vĩnh viễn bởi chủ nhân của nó.

Thoạt đầu, trên trang Facebook tôi chỉ đưa tin trang web “AntyKomor.pl” được hiểu là “Anti-Komorowski”, tức là bài bác Tổng thống Ba Lan Komorowski, đã có những lời lẽ khiếm nhã với người đứng đầu nhà nước.

Việc làm của an ninh Ba Lan đang gây nên một làn sóng bình luận ​​chính trị. Các đảng đối lập trong quốc hội Ba Lan lớn tiếng chỉ trích. Lãnh đạo đảng Cánh Hữu PiS, đảng đối lập lớn nhất, cho rằng hành động của AWB “vi phạm các nguyên tắc cơ bản nhất của quyền tự do ngôn luận”, còn dân biểu Cánh Tả Zemke nói đây là sự việc phi lý, “lấy đại bác bắn con ruồi”.

Các comments trên trang Facebook của tôi hầu như đứng về phía sinh viên Ba Lan.

- Nhà báo Vũ Quý Hạo Nhiên, tờ “Người Việt” ở California: “Nếu đã tin vào tự do ngôn luận, tự do phát biểu, thì phải chịu đựng những phát biểu "khiếm nhã". Có những lúc, chỉ có lời lẽ khiếm nhã mới bộc lộ hết sự bực tức, giận dữ của người ta. Cho nên lời lẽ khiếm nhã cũng là một phần của tự do ngôn luận”.

- Bạn “Tnt Blue Sea”: “Can thiệp thô bạo vào quyền tự do ngôn luận, cũng như quyền của một công dân. Còn về nội dung trang web, hay bài báo nào đó, nếu tổng thống hay chính phủ xét thấy nó vi phạm luật pháp, bôi nhọ gì đấy thì có thể tiến hành... kiện sinh viên ấy”.

- Bạn “Ngo Du Dong”, một người hoạt động nhân quyền: “Ở Mỹ, nhiều người còn lợi dụng sân khấu đông khán giả thẳng thừng "chửi" tổng thống của họ. Điển hình có anh Michael Moore như trong weblink này: http://www.wnd.com/?pageId=17903”.

- Nhà báo Nguyễn Hoàng Linh, chủ bút tờ “Nhịp cầu thế giới” tại Hungary: “Miễn không phạm luật là được. Chính khách thượng đỉnh lại càng cần phải có độ chịu đựng hơn thường dân... Nếu muốn tổng thống có thể kiện dân sự mà. Ông tổng thống bên này hay viết và nói sai văn phạm, chính tả. Trong ngày hội trẻ em vừa rồi, có một đứa trẻ con đến bảo ông "tổng thống kiếm cuốn tự điển giải nghĩa đi nhé!", mà ổng vẫn phải ngậm bồ hòn, tươi cười giao lưu”, và “nhưng sao Viện Công tố lại ra lệnh? Vì ông tổng thống kiện? Hay vì Ba Lan có đạo luật về việc "ảnh hưởng đến uy tín lãnh tụ"? Thực ra, phê phán kịch liệt, thậm chí nói xấu (ở một chừng mực và khía cạnh nào đó) lãnh tụ phải được coi là một trong những quyền hiến định của người dân để thể hiện ý nguyện chính trị của họ. Có những cái giữa dân với nhau là không được (ví dụ chửi bới, mạ lỵ nhau), thì với lãnh đạo phải được coi là sự thường mới phải”.

Thực chất và ứng xử


Mở trang web “AntyKomor.pl” người đọc thấy khuôn mặt của Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski biến dạng qua kỹ thuật photoshop và bị gạch chéo. Một ảnh khác là chú mèo ngồi lên đầu. Ngoài ra Tổng thống Ba Lan còn bị mô tả như là cô gái mại dâm đang làm tình, một người đồng tính luyến ái, hoặc ví Tổng thống Ba Lan với nhà độc tài cộng sản Stalin hay các nhà lãnh đạo Liên Xô khác.



Trang web "AntyKomor.pl" với hình ảnh Tổng thống Ba Lan B. Komorowski
Ảnh: Newsweek




Trò chơi trên trang web: Tổng thống và xe chở phân
Dòng chữ lớn là " giả vờ không hiểu chuyện gì đã xảy ra"
Ảnh: Newsweek Komorowski (Tổng thống) và Tusk (Thủ tướng)

Trên trang web có dòng chữ chỉ dẫn truy cập vào các trò chơi điện tử "Komor-killer" và "Komor-shooter" để “giết” Tổng thống, ví dụ như bắn hoặc ném Tổng thống vào đống phân của mình.

Là Tổng thống Ba Lan từ tháng 8/2010, ông Bronislaw Komorowski luôn dẫn đầu về sự tín nhiệm đối với dân chúng Ba Lan. Gần đây nhất vào trung tuần tháng 5, cơ quan thăm dò dư luận xã hội công bố ông giành được sự ủng hộ cao nhất với 65%, vượt xa các chính trị gia khác.

Trả lời báo chí, AWB cho hay nội dung của trang web “AntyKomor.pl” đã dẫn tới sự quan tâm của Viện Công tố Ba Lan.

Viện Công tố xác nhận sau khi nhận được thông tin đã ra lệnh cho AWB nhưng không chỉ dẫn khi nào và bằng cách nào để thực hiện tìm kiếm và thu thập dữ liệu trong căn hộ của chủ nhân trang web.

Tờ “Newsweek” ngày 23/05 viết rằng, sinh viên Robert Frycz chỉ trích AWB vì “đã nhận được thông tin không chính xác”. Luật sư của Robert Frycz cho rằng, AWB đã có thái độ đe doạ thân chủ của mình và vượt quá thẩm quyền.

Theo anh sinh viên, khách truy cập các trò chơi "Komor Killer" và "Komor Shooter" được đọc thông tin "các trò chơi không nhắm tới ám sát tổng thống, hoạt động khủng bố hoặc tội phạm có mục đích làm tổn hại đến sinh mạng của đối tượng", và không trò chơi nào cho phép người sử dụng thực hiện được các động tác như đập búa hay ném tổng thống vào đống phân.

Anh sinh viên cũng lập luận rằng, các trò chơi là những câu chuyện hài hước đã có sẵn trước đó trên mạng. Còn hoạt động của ABW thiếu nhất quán và khách quan, bởi vì họ cũng phải hành xử tương tự với các trang web khác có tư liệu gây tranh cãi về tổng thống, nếu không thì chỉ là đạo đức giả. Anh nói nhà nước Ba Lan đã chống lại một sinh viên dám đưa ra hình thức châm biếm để hút sự chú ý của dư luận về quan điểm có va chạm với tổng thống.

Phát ngôn viên của Công tố Viện cho hay các nhà điều tra đang tiến hành thủ tục tố tụng chống lại chủ nhân trang web “AntyKomor.pl”, vì tư liệu nhận được từ AWB cho thấy Robert Frycz đã xúc phạm người đứng đầu nhà nước.

Chưa biết sự vụ sẽ kết thúc ra sao, nhưng bản thân sự việc đã trở thành chủ đề tranh luận và cung cấp thêm cho Toà án Hiến pháp Ba Lan xem xét có phù hợp hay không với hiến pháp điều 135 (lăng mạ tổng thống) và điều 122 (nói xấu) trong Bộ Luật hình sự. Do có những sự vụ tương tự trước đó, hai điều 135 và 122 này đã được đề nghị thay đổi. Hiện tại tội danh "xúc phạm tổng thống” có thể bị kết án đến ba năm tù giam.

Bộ trưởng Tư pháp Kwiatkowski gợi ý nên chờ phán quyết của Toà án Hiến pháp trước khi có quyết định cuối cùng và ông tuyên bố chống lại án tù giam cho tội phỉ báng. Ông cho biết, rất ít gặp tội danh này trong thực tiễn và giá trị cần thiết của dân chủ là phải bảo vệ tối đa quyền tự do ngôn luận.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk thì nói với báo chí rằng, cách thức AWB cư xử với chủ nhân trang web “AntyKomor.pl” gây cho ông "sự khó chịu ngạc nhiên, vì trong những trường hợp như vậy người ta đã sử dụng các phương tiện không thích hợp" và hứa sẽ có cuộc thảo luận về những thay đổi luật, để chính an ninh cảnh sát cũng không trở thành nạn nhân của các điều luật thiếu chính xác.

Thủ tướng Tusk yêu cầu được giải trình "bằng văn bản" để trong tương lai lực lượng an ninh không có những hành vi quá mức. Ông nói đã đến lúc cần thay đổi các quy định bảo vệ các chính trị gia nhiều hơn các công dân bình thường. Theo ông "bảo vệ thanh danh nên bình đằng như nhau, không phân biệt chức năng, địa vị trong đời sống công cộng".

Về cá nhân mình, Thủ tướng Ba Lan khẳng định ông không muốn có một ai bảo vệ thanh danh của ông mà ông không biết đến. “Nếu bất cứ ai muốn bảo vệ thanh danh của tôi thông qua cảnh sát, thì tốt hơn là hãy ngồi yên. Trong mọi trường hợp, tôi chẳng bao giờ quan tâm”, ông nói.

Bộ trưởng của Phủ Tổng thống Nowak dường như không bình luận gì nhiều về vụ việc mà chỉ nói việc làm của an ninh gây tác động cho Tổng thống tiêu cực nhiều hơn là tích cực.

Kết luận

Khoe khoang có hơn 700 tờ báo, tạp chí, hàng trăm phương tiện truyền thông đại chúng, 25 triệu người sử dụng Internet, nhà chức trách Việt Nam đã nhiều lần khằng định hùng hồn trước dư luận quốc tế về “tự do báo chí” của mình. Thế nhưng, năm nào các tổ chức quốc tế cũng cho họ cho giật giải cao về bóp nghẹt tự do báo chí.

Đàn áp, bỏ tù những người bất đồng chính kiến, các bloggers tự do, thậm chí cả các nhà báo của báo chính thống chống tham nhũng, với chiêu bài quy kết tội tuyên truyền chống phá nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia hay xúc phạm lãnh đạo, CHXHCN Việt Nam không gì khác hơn là trùm đao phủ của tự do ngôn luận.

Trong năm 2010, Quốc hội Việt Nam đã cử một đoàn chuyên viên sang Ba Lan học tập kinh nghiệm vì thấy Ba Lan là nước châu Âu duy nhất giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế suốt từ cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008.

Đáng tiếc là họ đã không dám cắp sách học hỏi thêm thành quả của dân chủ và thực chất tự do báo chí ở Ba Lan, đất nước một thời là “anh em” với Việt Nam trong khối xã hội chủ nghĩa, và hiến pháp của Ba Lan dân chủ đặt chủ nghĩa cộng sản bên cạnh chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và cấm hoạt động. Nghịch lý hơn, tổng thống phê chuẩn hiến pháp Ba Lan lại là một cựu đảng viên cộng sản, người đã đánh bại huyền thoại Công đoàn Đoàn kết Lech Walesa, giành thắng lợi liên tiếp trong hai nhiệm kỳ tổng thống (1995-2000): Aleksander Kwasniewski.

Lê Diễn đức
Nguồn: RFA Blog Lê Diễn Đức

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Vụ án Cù huy Hà Vũ

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống

Ngày 4-4-2011 vừa qua, Luật Sư Cù Huy Hà Vũ bị Tòa Án Hà Nội kết án 7 năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước chiếu Điều 88 Hình Luật. Bốn năm trước đây, vào những ngày 30-03-2007 và 11-05-2007, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Luật Sư Lê Thị Công Nhân đã bị lần lượt kết án 8 năm, 5 năm và 4 năm tù cũng về tội này.


Đây là những tội đại hình nghiêm trọng về xâm phạm an ninh quốc gia mà hình phạt có thể đến 12 hay 20 năm tù.



A. Về tội danh tuyên truyền chống nhà nước


Tuyên truyền chống chế độ hay tuyên truyền chống nhà nước không cấu thành tội hình sự. Vì tuyên truyền chỉ là việc hành sử quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu và quyền thông tin. Cùng với quyền tự do hội họp, tự do lập hội và lập đảng, những quyền này được bảo vệ bởi các Điều 19, 21 và 22 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị.


Theo Điều 19 Công Ước “Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị (nhà cầm quyền) can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến những tin tức, ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông, không kể biên giới quốc gia”.


Điều 69 Hiến Pháp Việt Nam cũng quy định như vậy: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền thông tin, kể cả quyền hội họp, lập hội, biểu tình…”


Do đó các bản án tuyên phạt Linh Mục Nguyễn Văn Lý và 3 Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và Cù Huy Hà Vũ do những hành vi tuyên truyền chống nhà nước và thành lập chính đảng, đã hiển nhiên vi phạm hiến pháp quốc gia và công ước quốc tế.


Về tội tuyên truyền chống chế độ, giữa thế kỷ 19, Các-Mác công bố bản “Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản” kêu gọi vô sản toàn thế giới đứng lên đấu tranh võ trang lật đổ chế độ tư bản. Vậy mà Mác cũng không bị Tòa Án Luân Đôn truy tố về tội tuyên truyền chống chế độ tư bản.


Sau cuộc Cách Mạng Dân Chủ Đông Âu năm 1989, nhân loại văn minh vứt vào thùng rác lịch sử chế độ ngụy xã hội chủ nghĩa. Cũng vì vậy Đảng CS Việt Nam đã giảo hoạt thay đổi tội danh, từ tuyên truyền chống chế độ (Điều 82 cũ) thành tuyên truyền chống nhà nước (Điều 88 mới).


Tuyên tuyền chống chính phủ, chống chế độ hay chống nhà nước là những tội danh giả tạo không thấy trong các bộ hình luật của các quốc gia văn minh trên thế giới.


Chiếu Điều 15 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị “không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều đã làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế”. [Luật pháp quốc tế là những nguyên tắc luật pháp tổng quát được thừa nhận bởi cộng đồng các quốc gia, như những nguyên tắc và mục tiêu trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc 1945, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948 và Công Ước Quốc Tế vể Những Quyền Dân Sự và Chính Trị 1966]


Về tội tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hỏa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Điều 88 Khoản 1 Điểm (a) và (c) Hình Luật quy định các yếu tố cấu thành tội trạng như “những hành vi phỉ báng chính quyền; chống Nhà Nước bằng tuyên truyền xuyên tạc; và làm ra, tàng trữ hay lưu hành các tài liệu có nội dung chống Nhà Nước”.


Ngoài ra Điều 88 Khoản 1 Điểm (b) còn kết án tội “dùng chiến tranh tâm lý phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân”.


Đây là một tội lỗi thời, tàn tích của thời Chiến Tranh Lạnh. Cộng Sản thường lầm lẫn luật pháp với chính trị. Họ đã sáng chế ra những tội trạng giả tạo phi- pháp- lý như phản động, phản cách mạng, địa chủ gian ác, cường hào ác bá, xét lại chống đảng, biệt kích văn nghệ v...v... Đối với họ, chính trị là thống soái và luật pháp là công cụ. Bộ Hình Luật năm 1985 cũng xác nhận điều đó: “Trong hệ thống pháp luật của Nước Cộng Hòa XHCNVN, luật hình sự là một công cụ sắc bén của Nhà Nước chuyên chính vô sản để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa”.


Trong chiều hướng đó Quốc Hội Cộng Sản đã ban hành những đạo luật hình sự quy định những tội trạng bịa đặt giả tạo và cưỡng ép lố bịch, với những yếu tố cấu thành tội trạng hết sức bao quát và mơ hồ, như những tội tuyên truyền chống chế độ, tuyên truyền chống nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ, phá hoại chính sách đoàn kết, gián điệp, phản nghịch (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền) v...v....


Việt Nam đã ký kết tham gia Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị từ năm 1982, nên có nghĩa vụ pháp lý phải tôn trọng và thực thi những điều khoản ghi trong Công Ước.


Chiếu Điều 2 Công Ước “các quốc gia hội viên tham gia Công Ước cam kết sẽ tôn trọng và bảo đảm sự thực thi những quyền tự do cơ bản đã được thừa nhận trong Công Ước cho tất cả mọi người sống trong lãnh thổ quốc gia. Trong trường hợp những quyền tự do ghi trong Công Ước này chưa được quy định thành văn trong luật pháp và hiến pháp quốc gia, các quốc gia hội viên ký kết hay tham gia Công Ước có nghĩa vụ phải ban hành các đạo luật bổ túc theo tinh thần và bản văn các điều khoản trong Công Ước để các quyền này được thực sự thi hành”.


Điều 27 Công Ước Vienna về Luật Hiệp Ước Quốc Tế (1969) xác nhận sự Thượng Tôn của Luật Quốc Tế đối với Luật Quốc Nội. Trong trường hợp các quốc gia hội viên kết ước không quy định thành văn những quyền này trong hiến pháp và luật pháp quốc gia, thì những điều khoản về nhân quyền và về những quyền tự do cơ bản của người dân ghi trong Công Ước Quốc Tế vẫn có hiệu lực chấp hành và phải được áp dụng trước các tòa án quốc gia và quốc tế.


Cũng vì vậy, mới đây, Việt Nam đã ban hành đạo luật năm 2008 để tái xác nhận sự tham gia vào Công Ước Quốc Tế, và để thừa nhận giá trị thượng tôn của Công Ước Quốc Tế đối với Luật Pháp Việt Nam.


Hơn nữa, chiếu Điều 5 Công Ước Dân Sự Chính Trị, các quốc gia hội viên kết ước hay gia nhập Công Ước Quốc Tế không được giải thích xuyên tạc các điều khoản trong Công Ước để phủ nhận và tước đoạt của người dân những quyền tự do cơ bản đã được thừa nhận trên toàn cầu.


Trong hiện vụ, theo Công Ước Quốc Tế, tuyên truyền không phải là một tội hình sự, dù là tuyên truyền chống chính phủ, chống chế độ hay chống nhà nước. Đây chỉ là việc hành sử quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu, quyền thông tin, quyền tham gia chính quyền, quyền đối kháng và quyền thay thế chính quyền bằng tự do tuyển cử chiếu Nguyên Tắc Dân Tộc Tự Quyết đã được tuyên dương trong Điều Thứ Nhất Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Điều Thứ Nhất Công Ước Dân Sự Chính Trị.


Phần Mở Đầu Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng minh thị thừa nhận quyền đối kháng: “Điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ dân chủ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng phải đứng lên đối kháng chống áp bức và bạo quyền”.


Như vậy Điều 88 Hình Luật Việt Nam quy định tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” phải bị hủy bỏ. Vì nó đi trái với các Điều 19, 21 và 22 Công Ước Dân Sự Chính Trị chiếu nguyên tắc thượng tôn của luật quốc tế đối với luật quốc nội.


Vì con người không phải là á thánh nên, để điều hành guống máy nhà nước, quốc gia cần phải có chính quyền. Và vì nhà cầm quyền cũng không phải là á thánh nên luật pháp phải dành cho người dân quyền kiểm soát, phê phán, chỉ trích, đối kháng và thay thế chính quyền. Nếu không có tự do tư tưởng, tự do phát biểu, quyền thông tin, quyền đối kháng bằng phê bình chỉ trích thì không thể có dân chủ. Và nếu người dân không có quyền tự do tuyển cử để tham gia chính quyền và thay thế chính quyền thì đảng cầm quyền sẽ hủ hóa thành độc tài, tham nhũng, bất công và bất lực.


Như vậy, tuyên truyền lên án nhà nước độc tài, tham nhũng, bất công hay bất lực là những hành vi chính trị hợp pháp trong một chế độ dân chủ pháp trị. Nó không cấu thành tội hình sự. Đặc biệt là, tại các quốc gia dân chủ văn minh, tòa án không truy tố và kết án những hành vi tuyên truyền cho chủ thuyết cộng sản. Tòa cho đó chỉ là việc hành sử quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu để cổ võ một lý thuyết chủ nghĩa trừu tượng (abstract doctrine). Chỉ khi nào có sự tổ chức lật đổ chính quyền bằng tập hợp võ trang, và khởi sự hành động võ trang gây nguy hiểm rõ rệt cho an ninh quốc gia, thì đương sự mới bị truy tố, không phải về tội giả tạo tuyên truyền chống nhà nước, mà về tội phản nghịch.


Trong chiều hướng đó, tại các quốc gia lấy Luật Quốc Tế Nhân Quyền làm kim chỉ nam, tòa án không truy tố người dân về những hành vi tuyên truyền chính trị, dầu là tuyên truyền chống chính phủ, chống chế độ hay chống nhà nước.



B. Về Thủ Tục Tố Tụng


Theo quan niệm luật pháp phổ thông, hình thức hay thủ tục tố tụng là chị em song sinh của tự do (Form or Procedure is a twin-sister of Liberty). Nếu nhà cầm quyền vi phạm những thủ tục tố tụng về bắt giữ, khởi tố, điều tra, thẩm vấn, tranh luận hay xét xử, thì tự do nhân thân của bị cáo sẽ bị vi phạm, và hồ sơ nội vụ kể cả bản án tuyên phạt bị cáo nếu có cũng trở thành vô hiệu. Trong những trường hợp này, hội đồng xét xử sẽ tuyên bố miễn nghị bị cáo.


Theo Điều 4 Bộ Hình Sự Tố Tụng tác dụng của bộ luật này là để “tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”, công dân ở đây chủ yếu là công dân bị truy tố.


Trong các hồ sơ hiện vụ, những vi phạm về thủ tục tố tụng rất nghiêm trọng khiến cho quyền bào chữa của các bị cáo bị xâm phạm nặng nề.



Vi phạm quyền suy đoán vô tội


Chiếu Điều 14 Khoản 2 Công Ước Dân Sự Chính Trị “bị cáo được quyền suy đoán là vô tội cho đến khi có bằng chứng buộc tội theo luật”.


Điều 217 Hình Sự Tố Tụng xác nhận rằng “chỉ các tài liệu và chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa mới có hiệu lực để buộc tội bị cáo”.


Do đó trong giai đoạn điều tra thẩm vấn bị can phải được coi là vô tội. Và các cơ quan báo chí và các đài truyền thanh truyền hình nhà nước không được đưa ra các luận cứ kết tội bị can. Vì việc này sẽ gây ảnh hưởng và tiên kiến cho thẩm phán trong phiên xử khiến cho tòa án mất tính độc lập và vô tư. Trong 3 vụ án chính trị nêu trên, các cơ quan truyền thông nhà nước đã vu cáo các bị can bằng những bài tường thuật và bình luận thiếu vô tư để gán cho các bị can những tội trạng đã định sẵn. Ngoài ra họ còn vu cáo các bị can là những phần tử xấu đã phổ biến những tài liệu phản động để kích thích dân chúng đứng lên chống phá nhà nước. Hậu quả là dư luận chờ đợi những bản án xác nhận tội trạng các bị cáo. Và việc xét xử chỉ là để thông qua một việc đã rồi hay để duyệt y một bản án đã định sẵn.


Do đó sự vi phạm quyền suy đoán vô tội của bị cáo sẽ có tác dụng vô hiệu hóa các biên bản điều tra, thẩm vấn, và bản án kết tội nếu có sẽ vi luật và phải bị hủy bỏ.



Vi phạm quyền biện hộ của bị cáo


Điều 14 Công Ước Dân Sự Chính Trị dành cho các bị cáo quyền được có luật sư bào chữa do chính họ lựa chọn, quyền có đủ thời gian để liên lạc với luật sư và chuẩn bị hồ sơ.


Điều nghịch lý là, tại Việt Nam, chiếu Điều 58 Tố Tụng Hình Sự, các bị cáo bị truy tố về những tội xâm phạm an ninh quốc gia (như tuyên truyền chống nhà nước) không được quyền nhờ luật sư tham gia tố tụng khi cuộc điều tra chưa kết thúc. Đây là một cấm đoán kỳ quặc (a juridical anomaly) vi phạm quyền biện hộ của bị cáo. Vì nếu phải chờ kết thúc cuộc điều tra rồi mới có luật sư bào chữa thì đã quá muộn! Thông thường nếu tội trạng càng nặng thì càng cần có sự dự kiến và bào chữa của luật sư. Theo quốc tế pháp, vì Điều 58 Tố Tụng Hình Sự đi trái Điều 14 Công Ước Dân Sự Chính Trị, nên hồ sơ truy tố trở thành vô hiệu. Trong trường hợp này tòa án phải tuyên bố miễn nghị bị cáo.


* Trong vụ án Linh Mục Nguyễn Văn Lý không có luật sư bào chữa. Tệ hại hơn nữa, trong phiên xử, Cha Lý đã bị công an (chìm) bịt miệng để tước đoạt quyền của Cha được công khai phát biểu trước tòa.


* Trong vụ án các Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, các luật sư bào chữa chỉ có 8 ngày để chuẩn bị hồ sơ biện hộ về một tội đại hình nghiêm trọng mà hình phạt có thể đến 12 năm hay 20 năm tù.


* Trong vụ án Luật Sư Cù Huy Hà Vũ, Luật Sư bào chữa là Trần Vũ Hải đã bị tòa trục xuất ra khỏi phòng xử mà không có lý do chính đáng. Luật Sư Trần Vũ Hải chỉ viện dẫn những điều khoản trong Luật Tố Tụng Hình Sự để yêu cầu Viện Kiểm Sát xuất trình các tài liệu và chứng cứ trong hồ sơ điều tra tại công an. Tuy nhiên vì những lý do thầm kín, Công Tố Viện đã không muốn hay không dám xuất trình các tài liệu này. Sau đó tòa án còn tước đoạt quyền chất vấn của luật sư bào chữa bằng cách trục xuất Luật Sư Trần Vũ Hải ra khỏi phòng xử. Đây là một quyết định kỳ quặc của một hội đồng xét xử kỳ quặc. Vì thấy tòa án khinh thường Luật Pháp Quốc Gia và Công Ước Quốc Tế, 3 luật sư bào chữa khác đã đứng lên phản đối và bước ra khỏi tòa. Vì cho rằng sự hiện diện của họ tại tòa án có cũng như không! Nhiều người còn ví von rằng đây chỉ là một thứ tòa án của loài đại thử (kangaroo court) chuyên xài luật rừng xanh (jungle law). Điều đáng nói là, những con đại thử đi thong thả trên ven rừng Châu Úc trông dễ thương hơn những con người ngồi trong các hội đồng xét xử theo lệnh của người khác.





Tổng kết lại, trong 3 bản án viện dẫn ở trên, những vi phạm thô bạo về thủ tục tố tụng đã đi liền với những vi phạm thô bạo về tội danh (tuyên truyền chống nhà nước). Những vi phạm cả về hình thức lẫn nội dung đều đi trái Hiến Pháp Quốc Gia và Công Ước Quốc Tế.


Trong những điều kiện đó, nếu các vụ án Linh Mục Nguyễn Văn Lý, và các Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và Cù Huy Hà Vũ được đưa cho Khối Công Tác về Giam Giữ Độc Đoán thụ lý thì nhiều phần Liên Hiệp Quốc sẽ ra Nghị Quyết tuyên phán rằng sự bắt giam 4 tù nhân lương tâm Việt Nam trong thời gian qua là độc đoán.


Đó là con đường đấu tranh pháp lý, chính trị và truyền thông để giành Tự Do, Công Lý, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam.






THAY MẶT ỦY BAN LUẬT GIA BẢO VỆ DÂN QUYỀN/ Luật Sư Nguyễn Hữu Thống, Hội viên các Luật Sư Đoàn Saigon, Paris và California từ 1954 đến nay