Trang

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

thời cơ - Nguyễn trung Chính

Thời cơ của một cuộc cách mạng 
Nguyễn Trung Chính


Theo các nhà khoa học xã hội đã từng nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới  quần chúng có đông đảo xuống đường làm thành một biển người đối kháng với bộ máy cầm quyền độc tài hay không sẽ tùy thuộc vào một yếu tố duy nhất: cảm nhận của quần chúng về khả năng thành công của một cuộc cách mạng.  Cảm nhận đó của quần chúng lại tùy thuộc vào ảnh hưởng của những xung động lực đến từ 3 tác nhân: nhà cầm quyền, lực lượng đối kháng, và quần chúng.  
Về phía nhà cầm quyền độc tài chuyên chế thì lúc nào họ cũng (a) tỏ rõ thái độ không bao giờ tự động rời bỏ hoặc chuyển giao quyền lực; (b) sẵn sàng sử dụng bộ máy cầm quyền để đè bẹp các thế lực đối kháng; (c) ngăn chận thông tin đến từ phía đối kháng; (d) ép nhẹm những thông tin bất lợi cho bộ máy cầm quyền; (e) tuyên truyền ồ ạt với thông tin một chiều để thuyết phục quần chúng rằng nhà cầm quyền đất nước rất được quần chúng tín nhiệm, rất có chính nghĩa và rất vững chắc; (f) tung hỏa mù bằng cách đưa ra những sự kiện/ vấn đề nóng nhằm làm cho quần chúng và những người đối kháng với bộ máy cầm quyền bị lạc đường, mất định hướng, phân tán lực lượng, hoài nghi lẫn nhau, bị cuốn hút vào những hứa hẹn hay mục tiêu nhảm nhí, có ảo tưởng rằng bộ máy cầm quyền sẽ tự sửa sai và làm tốt hơn; (g) dựng lên một kẻ ngoại thù để khơi dậy lòng yêu nước, để răn đe là sẽ bị mất nước nếu không hợp tác với nhà cầm quyền, hoặc để trấn áp với lý do vì an ninh quốc gia.  
Ở một mặt khác thì nhà cầm quyền độc tài lại rất bất an: (a) vì biết rằng đại đa số quần chúng sẽ không bao giờ công khai ý nghĩ chống đối của mình để cho nhà cầm quyền biết, bộ máy cầm quyền càng độc tài chuyên chế thì dân càng giỏi che dấu, cho nên khó biết dân thực sự đang nghĩ gì và sẽ làm gì nếu có cơ hội; (b) vì không biết quần chúng tin ai hơn, tin vào tiếng nói của nhà cầm quyền hay tin vào tiếng nói của thành phần đối kháng; (c) vì không biết giữa “tâm trạng của quần chúng” với “suy đoán của nhà cầm quyền về tâm trạng của quần chúng” có khoảng cách bao xa và khoảng cách đó có đủ để kích nổ một cuộc cách mạng hay không; (d) vì nếu có cuộc cách mạng nổ ra không biết là bộ máy cầm quyền có chịu nỗi áp lực và có khả năng sống còn hay không; và (e) vì khi đã có một cuộc cách mạng nổ ra thì nhà cầm quyền sẽ có hai sự chọn lựa là (e1) nhường nhịn và đáp ứng phần nào yêu sách của quần chúng hoặc là (e2) thẳng tay đánh dẹp nhưng, khổ nạn là, cả hai sự chọn lựa đều có khả năng làm cho quần chúng quyết tâm hơn trong việc giải thể chế độ độc tài.  
Về phía đối kháng với nhà cầm quyền thì họ (a) chủ tâm thu thập thông tin, nhất là thông tin mật từ phía nội bộ nhà cầm quyền, nên có nhiều thông tin hơn quần chúng; (b) biết rõ về bản chất, thực chất, và những vấn nạn của bộ máy cầm quyền hơn là quần chúng; (c) cố gắng thuyết phục quần chúng rằng một cuộc cách mạng đổi mới đất nước là cần thiết; (d) cố gắng thuyết phục quần chúng rằng một cuộc cách mạng đổi mới sẽ có nhiều cơ hội thành công; và (e) kêu gọi quần chúng hành động. Những người đối kháng chỉ ra mặt khi (1) tin rằng quần chúng sẽ nghe theo và (2) tin rằng có thể giật sập được bộ máy cầm quyền.  
Khả năng quần chúng có nghe theo lời kêu gọi hay không tùy thuộc vào uy tín của lực lượng đối kháng.  Ở trong môi trường dễ xuống đường thì lời kêu gọi của lực lượng đối kháng khó thuyết phục quần chúng rằng nhà cầm quyền đang yếu thế.  Tuy nhiên, môi trường như vậy sẽ dễ khuyến khích lực lượng đối kháng xuống đường hơn vì ít nguy hiểm hơn. Ngược lại ở trong môi trường càng khó xuống đường chừng nào thì lời kêu gọi của lực lượng đối kháng càng có uy tín đối với quần chúng. Khả năng trừng trị của nhà cầm quyền càng mạnh chừng nào thì sự kêu gọi của lực lượng đối kháng càng có uy tín chừng ấy đối với quần chúng, vì quần chúng tin rằng đó là dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền đã suy yếu rồi nên những nhà đối kháng mới dám ra mặt.  Dấu hiệu “nhà cầm quyền đã suy yếu” khuyến khích sự tham dự của quần chúng  
Thông thường thì thành phần đối kháng với nhà cầm quyền sẽ “trốn kín” cho đến khi họ thấy có cơ hội thành công mới ra mặt đối kháng và kêu gọi quần chúng xuống đường làm một cuộc cách mạng đổi mới.  Đặc biệt là những người đối kháng nằm bên trong hệ thống cầm quyền, những người một thời đã từng là công thần cao cấp của chế độ.  Họ có rất nhiều thông tin về sự rạn nứt bên trong và thấy rõ cái bệ rạc của hệ thống cầm quyền.  Sự đánh giá của họ về tình hình sẽ chính xác hơn là những người quan sát từ bên ngoài.  Theo đó, ước tính của họ về thời điểm hành động cũng đáng tin cậy hơn.  Vì thành phần đối kháng với nhà cầm quyền độc tài luôn bị đe dọa bởi hiểm họa ở cấp độ cao nhất cho nên họ phải “trốn kín” là điều đương nhiên.  Nhưng một khi họ đã dám ra mặt chống đối nhà cầm quyền thì quần chúng có thể nhận ra là thời cơ đã tới và rất có thể sẽ đáp ứng lời kêu gọi xuống đường làm một cuộc cách mạng đổi mới đất nước.  
Về phía quần chúng, họ tiếp cận thông tin từ cả hai phía, phía nhà cầm quyền và phía đối kháng, rồi dùng thông tin đó để ước đoán tình hình và làm quyết định.  Thông tin từ phía đối kháng thì cố gắng thuyết phục quần chúng đứng lên chống nhà cầm quyền còn phía nhà cầm quyền thì làm ngược lại.  Dưới một bộ máy cai trị độc tài, quần chúng ít được tiếp cận với thông tin trung thực và càng khó tiếp cận với thông tin đối kháng.  Do đó, kết quả là đại đa số quần chúng sẽ có khuynh hướng thờ ơ.  
Nếu như phía đối kháng có giỏi đưa thông tin đến quần chúng, nếu như quần chúng có thể liên tục tiếp cận thông tin đối kháng, và nếu như thông tin đối kháng thuyết phục được quần chúng rằng một cuộc cách mạng đổi mới là cần thiết . . . thì quần chúng sẽ ấp ủ giấc mơ đổi mới và giữ kín trong lòng chờ cơ hội.  Nhưng quần chúng sẽ không hành động nếu như họ không nhìn thấy khả năng thành công.  Họ phải nhìn thấy dấu hiệu “nội bộ nhà cầm quyền đang bị rạn nứt, rớt vào khủng hoảng, sắp bị sụp đổ.”  Họ phải nhìn thấy “chính quyền đã suy yếu.”  Họ phải nhìn thấy “có một lực lượng đối kháng có thực lực” đang đứng sau lưng quần chúng vận động lật đổ nhà cầm quyền.  Quần chúng có được những cái “thấy” như vậy thì mới hy vọng họ chịu xuống đường, mới dám biến giấc mơ đổi mới đã ấp ủ và giữ kín trong lòng thành hành động cụ thể.  
Sự thật là: quần chúng không biết được sức mạnh thực sự của nhà cầm quyền, vì thông tin này chỉ đến từ biến cố thật.  Hay nói một cách khác là, quần chúng chỉ thực sự biết nhà cầm quyền có sức mạnh tới đâu sau khi đã có một cách mạng nổ ra.  Sự thật là: nhà cầm quyền độc tài cũng không biết được sức mạnh thực sự của quần chúng, vì thông tin chỉ đến từ biến cố thật.  Hay nói một cách khác là nhà cầm quyền thực sự biết quần chúng có đủ sức mạnh để giải thể đổ chế độ độc tài hay không chỉ sau khi đã có một cách mạng nổ ra.  Biến cố thật là cái giá rất cao, cho cả hai phía, để có được thông tin này.  Vắng mặt “biến cố thật” để sự thật tự phơi bày thì chỉ còn lại “sự thật theo cảm nhận” tác động lên cán cân chính trị.  Cán cân nghiêng về phía nhà cầm quyền độc tài hay nghiêng về phía lực lượng đối kháng sẽ tùy thuộc vào sự cảm nhận của quần chúng.  Do đó, tận dụng thông tin để gây ấn tượng “như thật” là một cuộc chiến tiền biến cố.  Muốn quần chúng xuống đường, phía đối kháng phải thắng trận chiến thông tin tiền biến cố, phải tạo ấn tượng “như thật.”  
Một cuộc cách mạng chỉ có thể xảy ra khi có đủ hai điều kiện: (1) quần chúng phải tin là cần phải có một cuộc cách mạng đổi mới và đáng để tham gia và (2) phải có một lực lượng đối kháng đứng ra điều hợp, thúc đẩy và hướng dẫn cuộc cách mạng.  Không có niềm tin vào một cuộc cách mạng đổi mới và không có một lực lượng đối kháng làm dung môi cho một cuộc cách mạng thì quần chúng khó có thể tự phát thành biển người đối kháng.  
Những cuộc cách mạng mới đây được báo chí nhận xét là những cuộc cách mạng tự phát và không có lãnh tụ.  Cụm chữ “một cuộc cách mạng tự phát” không đồng nghĩa với “không có một lực lượng đối kháng làm dung môi cho cuộc cách mạng” và “cuộc cách mạng không lãnh tụ” không đồng nghĩa với “không có  một lực lượng đối kháng đứng trong bóng tối hay đứng sau lưng quần chúng để vạch kế hoạch và điều hợp chương trình hành động.”  Điều này có nghĩa là, nói thế nào thì nói nhưng trên thực tế thì vai trò của một lực lượng đối kháng trong tiến trình dẫn đến một cuộc cách mạng khẳng định là không thể thiếu.  
Nhìn vào tình hình của Việt Nam, người ta có thể hiểu được tại sao đại đa số quần chúng tỏ vẽ thờ ơ trước thời cuộc.  Dân chúng Việt Nam không hèn nhát cũng không thiếu tinh thần trách nhiệm như một số người đã nhận xét.  Nó chỉ đúng với những gì quan sát được trên bề mặt.  Nhà cầm quyền độc tài “khoái” cách nhìn này vì họ muốn mọi người tin là như vậy để tự từ bỏ hy vọng sẽ có một cuộc cách mạng đổi mới đất nước.  Thật ra, sự thờ ơ của quần chúng trong một đất nước đang nằm dưới sự khống chế của một bộ máy độc tài toàn trị cho người ta thấy được hai vấn đề cực kỳ quan trọng, có thể nói đó là hai điều kiện đang làm “đông lạnh” sức mạnh của quần chúng.  Đó là (1) đại đa số quần chúng chưa tiếp cận được hoặc chưa tiếp cận đủ thông tin từ phía đối đối kháng, do đó, chưa cảm nhận được sự cần thiết  của một cuộc cách mạng đổi mới đất nước; hoặc/và (2) đại đa số quần chúng chưa thấy những dấu hiệu và do đó chưa cảm nhận được khả năng thành công của một cuộc cách mạng. 
Điều kiện thứ nhất tuy là đang làm đông lạnh quần chúng nhưng, sau khi đã nhìn thấy, thì chính nó lại là một cơ hội lớn để cho lực lượng đối kháng hoạch định  một chiến sách khác tích cực hơn để “làm tan đông lạnh” thúc đẩy một cuộc cách mạng đổi mới đất nước.  Chiến sách đó có thể là tạo điều kiện để quần chúng tiếp cận thông tin đối kháng một cách sâu rộng hơn và liên tục bằng cách tích cực ĐẨY thông tin đến tay quần chúng thay vì chờ quần chúng tự KÉO thông tin một cách nhỏ giọt từ những nguồn không được tự do tiếp cận như tình trạng hiện tại.  
Chỉ trông cậy vào những cơ quan truyền thông để thực hiện chiến sách này thì chưa đủ.  Muốn làm được công việc này cần có sự sáng tạo, có phương án tốt và có sự tham gia đông đảo của cá nhân.  Và cá nhân không phải chỉ đơn thuần là tham gia truyền tải thông tin mà là tham gia vào cuộc chiến thông tin để giải phóng đất nước khỏi ách độc tài toàn trị.  Mỗi một cá nhân đủ sức để biến một hạch nhân thành lực lượng lớn.  Một que diêm không cho đủ lửa nhưng hàng triệu que diêm có thể làm tan cả Bắc Băng Dương.  Phải thắng “cuộc chiến thông tin tiền biến cố” thì lực lượng đối kháng mới có hy vọng động viên được quần chúng xuống đường làm một cuộc cách mạng đổi mới đất nước.  
Một chiến sách tích cực hơn cho một cuộc chiến thông tin tiền biến cố thôi cũng chưa đủ.  Cần phải có một lực lượng đối kháng có thực lực. Không có một lực lượng đối kháng đủ thực lực đứng ra vận động, quần chúng khó có thể cảm nhận được khả năng thành công của một cuộc cách mạng.  Hai học giả Jack A. Goldstone và John Hazel cũng đồng ý về điểm này.  Hai ông nói, trong bài viết Understanding the Revolutions of 2011, một cuộc cách mạng có thể thành công cần phải hội đủ một số yếu tố.  Thứ nhất, quần chúng phải nhìn thấy chính quyền là một đại họa cho tương lai của đất nước.  Thứ hai, công thần cao cấp của chế độ, đặc biệt là trong quân đội, đang bất mãn hoặc không còn muốn chống đỡ cho chế độ nữa.  Thứ ba, một đám đông quần chúng kết hợp diện rộng (tham dự của mọi giai tầng, mọi tôn giáo, mọi sắc tộc) phải được “ai đó” động viên để xuống đường đối kháng với chính quyền.  Và, sau cùng là những quyền lực quốc tế sẽ không nhúng tay trợ giúp cho nhà cầm quyền độc tài (nếu được họ đứng ra bênh vực quần chúng thì càng tốt). 
Với hiện tình của đất nước, thành lập một liên minh tôn giáo và một công đoàn lao động đại diện cho công nhân có lẽ là con đường nhanh nhất để có được “ai đó” đứng ra vận động quần chúng.  Một liên minh tôn giáo và một công đoàn lao động cũng sẽ cho lợi thế và cơ hội nhiều nhất trong vai trò là lực lượng đối kháng để quần chúng cảm nhận được khả năng thành công của một cuộc cách mạng đấu tranh bất bạo động. Một công đoàn lao động cần có sự tham gia của các luật sư và chuyên gia am tường về nhân sự và luật lao động, đang làm việc trong quốc nội và tại hải ngoại, để hướng dẫn công nhân đấu tranh.  Một liên minh tôn giáo đã từng được hình thành trong quá khứ đấu tranh của đất nước. Hình thành một liên minh tôn giáo cho nhu cầu khẩn thiết của đất nước ngày hôm nay không phải là một khái niệm lạ và cũng không phải là việc khó thực hiện.
http://danluan.org/node/8634
 

LS Nguyễn xuân Phước

Nhân ngày 30-4 xem lại bài học thống nhất đất nước
của Vua Gia Long năm 1802 & của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1975

LS Nguyễn Xuân Phước 



1.
Từ 1802 đến 1975 lịch sử Việt nam chứng kiến hai lần thống nhất sau một thời kỳ phân liệt đẩm máu . Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long được đổi thành Hà Nội.

Năm 1975 Ðảng Cộng Sản Việt Nam chiếm được Sài Gòn, thống nhất hai miền Nam Bắc sau hơn 20 năm chia cắt và chiến tranh. Sài Gòn bị đổi tên “Thành Phố Hồ chí Minh.”

Hai lần thống nhất cách nhau gần 200 năm. Nhưng quá trình thống nhất và sự chọn lựa con đường phát triển đất nước của hai triều đại có một số điểm tương đồng. Sự sai lầm trong việc chọn lựa con đuờng phát triển đất nước ở cả hai thời đại đã đánh mất cơ hội phục hưng tổ quốc, làm tiêu tán nội lực dân tộc, dẫn đưa đất nước đến giai đoạn suy vong.

2
.
Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Ðó là lực lượng của người Tây Phương và lực lượng người Trung Hoa.

Đứng đầu lực lượng Tây Phương phò Nguyễn Ánh là đức Giám Mục Bá Ða Lộc. Nguyễn Ánh gặp giám mục Bá Ða Lộc khi ngài bôn tẩu ở Vọng Các, kinh đô của Xiêm La, tức Thái Lan. Từ đó, mối quan hệ của hai nguời trở nên mật thiết. Ðể vận động sự trợ giúp của Pháp quốc, Nguyễn Ánh đã giao hoàng tử Cảnh lúc mới lên bốn cho Giám Mục Bá Ða Lộc. Đồng thời Giám Mục có toàn quyền ký hiệp định với hoàng đế Pháp để giúp cho Nguyễn Ánh đánh nhà Tây Sơn. Sau đó ông trở về Pháp để vận động viẹn trợ cho Nguyễn Ánh. Ngài đã thay mặt Nguyễn Ánh ký hiệp ước 1787 dùng các đảo Côn Sơn và các đảo ngoài khơi Đà nẳng để đổi lấy viện trợ quân sự. Nhưng việc thi hành hiệp ước 1787 với Pháp thất bại. Sau đó Giám Mục Bá Ða Lộc đã bỏ tiền túi cũng như vận động tài chánh riêng để mua khí giới và đưa sĩ quan Pháp về huấn luyện cho Nguyễn Ánh. Những người Pháp giúp cho Nguyễn Ánh như Sạc Ne (Charner) và Sai Nhô (Chaigneau) đều được tham dự triều chính của vua Gia Long khi ngài lên ngôi.

Trong những ngườì chịu ảnh hưởng Tây Phương trong triều đình Gia Long, quan trọng nhất là Hoàng tử Cảnh. Như đã nói trên, hoàng tử Cảnh được vua cha Gia Long cho theo đức Giám Mục Bá Ða Lộc từ lúc ông mới 4 tuổi. Ở tuổi thơ ấu nầy, hoàng tử Cảnh rất dễ tiếp thu văn hoá và ngôn ngữ tây phương. Có lẽ hoàng tử Cảnh là vị hoàng tử Á Châu đầu tiên được theo tây học ở cuối thế kỷ thứ 18. Tuy lịch sử không nói nhiều đến cuộc đời của Hoàng tử Cảnh, ngày nay chúng ta có thể suy luận được rằng Hoàng tử Cảnh là người tiếp cận văn hoá tây phương rất sớm, thông thạo Pháp ngữ và có quan hệ rất tốt với tây phương. Nói thế để xác định rằng sở học tây phương của hoàng tử Cảnh đi trước cả Nguyễn Trường Tộ mấy chục năm. Và có lẽ cuộc cách mạng kỷ nghệ tại Việt Nam đã có thể đựơc triển khai ngay thời đại hậu Gia Long nếu hoàng tử Cảnh không bị mất sớm.

Cùng lúc vơí những ngưòi Pháp đến Việt nam giúp Nguyễn Ánh, một số ngưòi Minh Hưong đã gia nhập lực lượng của Nguyẽn Ánh để chống với Tây Sơn. Ngưòi Minh Hương là những ngưòi Trung Hoa phục vụ cho nhà Minh xin tỵ nạn chính trị tại Đại Việt khi nhà Thanh diệt nhà Minh. Sau hơn 100 năm sống ở Đại Việt, những ngưòi Hoa kiều nầy trở thành một bộ phận của dân tộc nhưng họ vẫn có những mối quan hệ chặt chẽ với mẫu quốc Trung Hoa. Do đó, những ngưòi Minh Hương nầy trở thành lực lượng có xu huớng thân Trung Hoa trong triều đình Gia Long. Ðứng đầu lực lượng nầy là Trịnh Hoài Ðức, Lê Quang Ðịnh, và Ngô Nhân Tịnh. Cả ba ông đều gốc người Minh Hương và là học trò xuất sắc của Võ trưòng Toản, một bậc thâm nho cũng gốc người Minh Hương, có nhiều uy tín tại Gia Ðịnh. Cả ba người đều tham gia hoạt động phò Nguyễn Ánh từ năm 1788.


Khi Gia Long lên ngôi, Trịnh Hoài Ðức làm đến chức thượng thư bộ lại kiêm bộ hình và phó tổng tài Quốc Sử Quán. Lê Quang Ðịnh được thăng Binh Bộ thượng thư, tương đương với bộ trưởng quốc phòng ngày nay. Ngô Nhơn Tịnh sau được thăng Công Bộ thượng thư. Cả ba ông đều dóng những vai trò quan trọng trong mối quan hệ ngoại giao với Trung Hoa.

Nhưng vai trò quan trọng nhất của Trịnh hoài Ðức là được vua Gia Long ủy thác để dạy dỗ cho hoàng tử Ðảm. Hoàng tử Ðảm sau lên ngôi lấy hiệu là Minh Mạng.

Hai xu hướng thân tây phương và thân Trung hoa trong triều Gia Long xung đột gay gắt về vấn đề kế vị hoàng tử Cảnh sau khi hoàng tử qua đời. Khi Trịnh Hoài Đức thuyết phục được Gia Long phế dòng trưởng lập dòng thứ, vua Gia Long đã chọn Minh Mạng làm người kế vị. Khi Minh Mạng lên ngôi, dưói ảnh hưởng của Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, và Ngô Nhân Tịnh, Việt nam đã nghiêng hẳn theo mô hình Nho giáo của Thanh triều (Thanh Nho) để phát triển đất nước.

Sau khi lên ngôi, để giữ vững ngai vàng, Minh Mạng (1820-1840) triệt hạ dòng dõi của hoàng tử Cảnh bằng cách xử tử vợ và ngưòi con trưởng của hoàng tử Cảnh, và giáng ngưòi con thứ làm thưòng dân. Về phưong diện ngoại giao, ông cho giảm dần quan hệ với tây phương. Những ngườì Pháp làm việc với Gia Long chán nản bỏ về nước.

Với những người Minh Hương thân Trung hoa cầm nắm vận mạng của triều đình, Minh Mạng đã thi hành một loạt các chính sách ngoại giao đi ngược với đưòng lối của Gia Long. Từ một nền chính trị ngoại giao khai phóng của Gia Long với những quan hệ rộng rãi với các quốc gia trên thế giới, Minh mạng và các vua kế vị (Thiệu Trị (1841-1847), và Tự Đức (1848-1883)) cùng triều đình thân Trung Hoa đã bắt đầu một nền chính trị cục bộ, thiển cận với chính sách bế môn toả cảng, đoạn tuyệt với tây phương, ban hành lệnh cấm đạo.

Do ảnh hưởng của Thanh Nho, triều đình nhà Nguyễn từ Minh Mạng trở đi chỉ chú trọng đến văn chương thi phú biền ngẫu, đi theo con đường trọng văn và xao lãng vấn đề quân sự và quốc phòng.

Ðây là lý do, sau khi Gia Long băng hà, sức mạnh quân sự của triều Nguyễn suy giảm hẳn. Khi các tướng lãnh thuộc thế hệ Gia Long qua đời, các tướng lãnh thế hệ kế thừa không đủ tài thao lược để thực hiện chính sách quốc phòng hữu hiệu. Lực lượng quân sự của Trương Minh Giảng không đủ khả năng duy trì guồng máy cai trị ở Nam Vang. Và Trương Minh Giảng đã bị người Miên đánh đuổi về nước dưới triều Thiệu Trị.

Đến thời kỳ Tự Đức, xu hướng thân Trung Hoa hoàn toàn nắm trọn quyền trong triều đình. Sự kiện nầy được xác định khi triều đình họp nhau bác bỏ bản điều trần canh tân đất nước của Nguyẽn Trường Tộ. Nguyễn Trưòng Tộ (1828-1871) là một nho sĩ theo đạo Thiên Chúa. Ông nổi tiếng thông minh và hay chữ, được người đời gọi là Trạng Tộ. Ông cũng thông thạo nhiều ngôn ngữ tây phương. Ông làm thông ngôn cho các giáo sĩ Thiên Chuá trong việc truyền đạo tại Việt Nam. Sau một thời gian đi chu du kháp thế giới, đặc biệt là nước Pháp và Ý, ông trở về Việt Nam để mấy năm trời đem tâm huyết của một người yêu nước viết nhiều bản điều trần để cải cách và canh tân đất nước dâng lên triều đình Tự Đức. Nhưng trìều đình Tự Đức với đầu óc cổ hủ của Thanh Nho không đủ tầm nhìn để hiểu được những thế lớn đang bùng ra trong thiên hạ thời bấy giờ. Sau hoàng tử Cảnh năm mươi năm, Việt Nam đã mất đi cơ hội phát triển một lần nữa khi triều đình nhà Nguyễn quay mặt trưóc những yêu cầu canh tân của Nguyễn Trường Tộ.

Điều bất hạnh hơn cho dân tộc là lúc ấy giáo điều Thanh Nho đã bắt đầu rã mục. Triều đình nhà Thanh đang trên đà phá sản. Năm 1839 chiến tranh nha phiến bùng nổ, nhà Thanh phải ký các hiệp ước biên giới nhượng đất cho Anh và Pháp. Với hiệp ước Nam Kinh, Anh chính thức chiếm đóng Hong Kong năm 1842. Và với hiệp ước Hoàng Phố 1844, Pháp chính thức đặt chân lên lãnh địa Trung Hoa. Ở mạn bắc, năm 1850 quân đội của Nga Hoàng tràn xuống Hắc Long Giang chiếm đóng Mãn Châu, quê hương của nhà Thanh. Từ 1854 đến 1860, Hồng Tú Toàn và phong trào Thái Bình Thiên Quốc đã chiếm gần một nửa Trung Hoa. Cuối cùng, cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 của phong trào cách mạng Quốc Dân Đảng dưới sự lãnh đạo của Tôn Văn đã lật đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh để xây dựng chế độ Cộng Hoà.

Trong khi đó, triều đình nhà Nguyễn vẫn còn như mơ ngủ. Tiếng súng của hải quân Pháp bắn vào Đà Nẳng năm 1956 vẫn không làm cho triều đình Tự Đức tỉnh giấc mộng Thanh Nho. Sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ năm 1860, tức là 20 năm sau khi nhà Thanh bị liệt cường xâu xé và đang dãy chết, triều đình Tự Đức vẫn còn cho ngưòì đi sang Trung Hoa cầu viện. Những tiếng nói đòi cải cách của các sĩ phu yêu nước như Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch trở thành nổi trăn trở kéo dài hàng thế kỷ của nhiều thế hệ. Ý hệ Thanh Nho làm triều đình nhà Nguyễn u mê đến nổi không thấy được một thế giới mới đang ra đời với cuộc cách mạng kỷ nghệ đang đẩy xã hội tây phương lên đỉnh cao của lịch sử phát triển xã hội loài ngườì. Và cuộc cách mạng đó làm thay đổi cục diện thế giới và làm thay đổi lịch sử nước Đại Việt.

Hậu quả bi thảm của nền chính trị do đầu óc cổ hủ, thiển cận lãnh đạo đưọc thấy rõ ràng khi tàu chiến của Pháp kéo vào hải phận Đại Việt. Khi Pháp tấn công Nam Kỳ thì triều đình hoàn toàn không có đủ năng lực quân sự và chiến lưọc quốc phòng để đối phó. Những võ tướng uy tín trong triều như Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản (cũng gốc người Minh Hương) dù thừa khí phách của nho gia nhưng không đủ tài thao lược quân sự để lãnh đạo cuộc chiến tranh chống xâm lược. Khi Pháp chiếm Sài Gòn thì súng ống và đạn dược của quan quân Triều đình có rất nhiều nhưng quân đội ô hợp không có khả năng chống trả quân xâm lăng. Hậu quả tất nhiên là đất nước đã mất vào tay thực dân.

Với Hoà Ước Nhâm Tuất 1862 và hoà ước Patenotre 1884, công cuộc thống nhất đất nước của Gia Long được coi như cáo chung. Việt Nam bước qua trang sử mới, đó là trang sử nô lệ. Và sau 1000 năm giành được độc lập từ Trung Hoa thời Ngô Quyền Vương, nước Đại Việt lại một lần nữa mất quyền tự chủ.

Cái nhục mất nước, tụt hậu của dân tộc Đại Việt ở thế kỷ 19 phát xuất từ nhiều yếu tố lịch sử khác nhau. Thế nhưng sự chọn lựa mô hình phát triển đất nước, sự ỷ dốc vào Thanh triều Trung Hoa trên mặt trận ngoại giao và văn hoá thời kỳ hậu Gia Long, chính sách bế môn toả cảng, và sự tin tưỏng mù quáng vào giáo điều Thanh Nho bất chấp các bản điều trần yêu cầu canh tân của các sĩ phu tiến bộ là những yếu tố quyết định đưa đất nước vào giai đoạn nô lệ.

3.
Ðến năm 1975, tức gần 200 năm sau, Cộng sản thống nhất đất nước. Giống như thời nhà Nguyễn, những người lãnh đạo đảng CSVN đứng trước những chọn lựa chiến lược để canh tân, để đưa đất nước vào giai đoạn phục hưng sau một thời kỳ nô lệ thực dân và thời kỳ chiến tranh hậu Pháp thuộc.

Tình hình Việt Nam ở thời điểm tháng 4 năm 1975 hết sức thuận lợi cho việc phát triển đất nước.

Xã hội miền Nam sau hơn 20 năm xây dựng, mặc dù bị chiến tranh, đã đạt được những thành quả đáng kể. Về phương diện kinh tế miền Nam đã có những cơ sở kỹ nghệ hạ tầng cao cấp đủ khả năng giúp nền kinh tế hậu chiến cất cánh. Về phương diện thương mại, Sài Gòn đã là trung tâm điểm của kinh tế Đông Nam Á. Về phương diện nông nghiệp, sức sản xuất nông nghiệp của miền Nam đủ để nuôi cho cả nước.

Thêm và đó, nền giáo dục miền Nam với những cơ sở giáo dục hiện đại đã đào tạo được nhiều chuyên gia kinh tế, khoa học, kỷ thuật thượng thặng. Khoa học điện toán đã bắt đầu đưọc đưa vào trong công việc quản lý hành chánh và giáo dục. Đó là cơ sở khoa học kỷ thuật chuẩn bị đưa đất nưóc vào cuộc cách mạng điện toán và điện tử của thời ký 1980s. Đồng thời quan hệ ngoai giao của miền nam và các nước tây phương và Hoa Kỳ hêt sức tốt đẹp. Đặc biệt, Liên Hiệp Quốc đồng ý để cho hai miền Nam Bắc gia nhập tổ chức quốc tế nầy với tư cách của hai nưóc độc lập.

Nói chung ở thời điểm 1975 miền Nam đã ở vị thế ngang ngữa với Nam Triều Tiên, Đài Loan và vượt xa Thái Lan và Malaysia.

Trước viễn ảnh của một đất nước thống nhất và hoà bình, nhiều nhà trí thức yêu nước miền Nam đã bất chấp mối đe doạ chính trị, tiếp tục giấc mơ Nguyễn Trưòng Tộ. Họ từ chối những lời mời di tản ra nước ngoài của Hoa Kỳ, của thân nhân, để ở lại xây dựng đất nước. Có lẽ nhiều người yêu nước trong hàng ngũ Cộng Sản cũng chia xẻ giấc mơ Nguyễn Trưòng Tộ. Nhiều ngưòi đã hy vọng rằng với những bài học thất bại trong việc áp dụng chế độ Cộng Sản ở miền bắc, những ngưòi lãnh đạo ở Hà Nội sẽ thức thời để trở thành những "Minh Trị Thiên Hoàng" của Việt Nam để phát triển và phục hưng dân tộc.

Điều làm mọi người kinh ngạc và bàng hoàng là sau hoàng tử Cảnh và Nguyễn Trường Tộ gần 200 năm, lịch sử lại tái diễn.

Từ măm 1976 ĐCSVN bắt đầu áp dụng chính sách Cộng Sản trên toàn quốc. Đất nước bước vào đoạn bế môn toả cảng, cắt đứt mọi liên hệ với các nước tự do dân chủ. Những quan hệ ngoại giao, nếu có, chỉ có trên hình thức.

Đảng Cộng Sản Việt nam đã biến đất nưóc thành một nhà tù vĩ đại. Hơn 300.000 quân cán chính Việt Nam Cộng Hoà đã bị giam giữ vộ hạn định. Đây là thàm hoạ lịch sử mà cái tàn ác của vua Gia Long khi ngài trả thù nhà Tây Sơn cũng không thể nào so sánh đưọc. Và suốt lịch sử 5000 năm của dân tộc cũng không có một thời đại nào có cuộc trả thù khủng khiếp như thời kỳ Cộng Sản thống nhất đất nước.

Về phương diện kinh tế, một loạt các chính sách kinh tế rùng rợn và ngược đời đã được thực hiện: hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp, "đánh tư sản", đổi tiền, chính sách tem phiếu, hộ khẩu, cưỡng đoạt đoạt tài sản của người có tiền của, và kinh khủng nhất là chính sách xoá bỏ quyền tư hữu. Chỉ trong một thời gian ngắn toàn bộ tài sản của nhân dân thuộc vào tay của đảng Cộng Sản Việt Nam. Và cũng trong thời gian đó, kinh tế Việt nam điêu tàn. Trong thời chiến tranh gạo ở miền Nam dù không dư thừa nhưng đủ nuôi cho cả nước. Dưới chính sách kinh tế hợp tác xã của Cộng Sản, gạo do hai miền nam bắc sản xuất trong thời bình không đủ cung cấp cho toàn dân. Chỉ sau vài năm dưới chế độ cộng sản toàn dân phảI ăn khoai sắn và bo bo. Trong khi kinh tế các nước trong vùng đi vào cuộc cách mạng địện toán và cất cánh nhanh chóng thì người dân Việt Nam phải sắp hàng cả ngày để mua gạo, mua thịt, và các loại nhu yếu phẩm. Đất nước ở bến bờ của nạn đói lớn nhất từ năm 1945 với hàng trăm ngàn nông dân bỏ ruộng vưòn lên tỉnh kiếm ăn. Nông dân Thái Bình Xuân Lộc, Tây nguyên thay nhau nổi dậy.


Những chuyên gia kinh tế, tài chánh, kỷ thuật yêu nước quyết định ở lại hợp tác với chính quyền đều vở mộng. Lòng yêu nước chân thành và đầy hy vọng của họ mong được đóng góp phát triển đất nước thời kỳ hậu chiến được trả giá bằng tù đày và khổ sai lao động. Đến năm 1990 kinh tế xã hội chủ nghĩa do đảng Cộng Sản Việt Nam xây dựng 15 năm trên toàn đất nước hoàn toàn phá sản. Và cũng đến thới điểm đó, hàng triệu ngưòi đã bỏ nước ra đi.

Về phương diện văn hoá, ĐCSVN triệt để xoá nền văn hoá dân tộc để thay vào đó là "văn hoá Mác Lê". Dưới sự lãnh đạo của tập đoàn "những ngưòi vượn do lao động thành ngừơi" tại bắc bộ phủ, triết học "mạnh được yếu thua" của Mác Lê đã được thay thế truyền thống triết học nhân bản của dân tộc. Về phương diện tâm linh, đảng CS cố tâm tiêu diệt tôn giáo. Từ năm 1975 CS đã phát động chiến dịch "chống thằng trời" để khắc phục thiên tai lũ lụt. Với tâm thức duy vật vô thần, đảng CSVN đã chối bỏ mọi truyền thống văn hoá trong việc trị nước. Đứng về phương diện tâm linh dân tộc, ông Hồ chí Minh và những ngưòi kế vị của ông là những ngưòi ngườì lãnh đạo đã phủ nhận giá trị cổ truyền. Đền chùa nhà thờ tại những vùng quê đã đưọc đảng Cộng Sản Việt Nam trưng dụng để làm đồn công an, kho lương thực, nhà hàng tập thể. Và chế độ Cộng Sản là chế độ duy nhất trong lịch sử đã không làm lễ ra mắt Trời Đất và tổ tiên khi nắm chính quyền.

Về phương diện quân sự, đến năm 1990 sức mạnh quân sự của Việt Nam suy giảm rõ rệt. ĐCSVN không còn đủ khả năng chiếm đóng Campuchia. Như Trương Minh Giảng cách đó hơn 150 năm, lực lượng chiếm đóng Campuchia của ĐCSVN phải rút về nước. Đến năm 1999 Bắc Kinh không một phát súng đã ép ĐCSVN phải ký hiệp ước biên giới trên đất liên và hiệp ước phân định vịnh bắc bộ để nhượng lãnh thổ và lãnh hải cho Trung quốc.

4.
Cũng như sự phá sản của Thanh Nho cách đây hơn 150 năm, phong trào Cộng Sản thế giới đã bắt đầu tan rã từ những năm 1960 khi mâu thuẩn của hai siêu cưòng Nga Hoa bùng nổ trở thành những trận chiến biên giới đẩm máu. Những ngưòi Cộng Sản Việt Nam lúc ngã theo Tàu, lúc ngã theo Nga. Mỗi lần có sự xoay chiều chính trị là xảy ra những đợt thanh trừng rùng rợn trong nội bộ đảng. Sau năm 1975, ĐCSVN đã ngã hẳn theo Liên Xô và ra mặt chống đối bọn "bành trướng Bắc Kinh". Sự chọn lựa Liên Xô đã phải trả giá bằng những trận chiến biên giới Việt Trung naam 1979 với hàng trăm ngàn nhân mạng thưong vong.

Đến năm 1990 các chế độ CS ở Liên Xô và Đông Âu đồng loạt sụp đổ. Liên Xô , thành đồng cách mạng vô sản thế giới và tổ quốc thứ hai của những ngưòi Cộng Sản Việt Nam, đã lạnh lùng chia tay với chủ nghĩa Mác Lê không một lời từ giả, bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam chơ vơ như trẻ con lạc chợ. Thay vì noi theo gương Liên Xô tháo gở cơ chế Cộng Sản để xây dựng một đất nưóc tự do dân chủ, những ngưòi Cộng Sản lại xoay chiều chính trị. Trong giờ phút thập tử nhất sinh của chế độ họ đã phải cầu hoà với Trung Quốc. Và để trả giá cho sự dại dột theo Liên Xô trưóc đây họ đã không ngần ngại ký ngay mật ước nhượng đất và nhuợng biển cho Bắc Kinh. Đồng thời ĐCSVN đã nhanh chóng đổi mới kinh tế theo mô hình Đặng Tiểu bình. Những tiếng nói muốn thay đổi cơ chế chính trị theo gương Liên Xô như của ủy viên bộ chính trị Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch đã bị thanh trừng không khoan nhượng.

Thế nhưng điều nghịch lý là thực chất của đổi mới là chấp nhận con đường phát triển của Việt Nam Cộng Hoà trước năm 1975. Đó là con đường kinh tế thị trường với sự mở rộng hợp tác thị trường Tây Phương và Hoa Kỳ. Đó là mô hình kinh tế tư bản. Và mô hình kinh tế tư bản với bản chất mâu thuẩn với lý thuyết kinh tê Mác Lê là nguyên nhân trực tiếp và sâu xa để đảng Cộng Sản phát động cuộc chiến 20 năm và cuộc chiến đó đã chấm dứt ngày 30-4- năm 1975.


Ngày nay, kinh tế Việt Nam đã có những tiến bộ khả quan. Nhưng đó là những tiến bộ tương đối so với với thời kỳ chuyên chính vô sản đói rách và đen tối. Nếu nhìn trên bình diện vĩ mô thì thực chất của "chính sách đổi mới" là quyết định không áp dụng chủ nghĩa Mác Lê vào một phần đời sống kinh tế quốc dân. Sự hồi sinh của "khu vực kinh tế phi Mác Lê" trên sinh hoạt kinh tế quốc gia giúp cho nhân dân được tự do làm ăn. Nhờ thế, ngày nay bộ mặt kinh tế của Việt nam đã thay đổi. Nhưng khi so sánh với những tiến bộ của Nam Triều Tiên, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, thì Viêt Nam vẫn là nước chậm tiến nhất trong vùng. Lực phản động của chủ nghĩa Mác Lê hơn 60 năm qua là sức tiêu cực làm cho khu vực kinh tế phi Mác Lê, (hay khu vực kinh tế thị trường), không thể phát huy trọn vẹn tiềm năng của nó. Thêm vào đó, nền kinh tế Việt nam đưọc hồi sinh nhờ vào hơn 2 tỷ đô la hàng năm của người Việt tỵ nạn Cộng Sản chuyển về cho thân nhân, và giúp cho các đảng viên Cộng Sản rửa tiền ở hải ngoại.

Về phương diện văn hoá, tuy nền văn hoá Mác Lê đã phá sản nhưng chính sách văn hoá trong suốt sáu mươi năm qua đã làm cho văn hoá dân tộc bị tật nguyền và suy yếu. Sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác Lê trên thế giới kéo sự sụp đổ của nền văn hoá duy vật đã tạo khoảng trống trong sinh hoạt văn hoá. Từ khoảng chân không ấy, những di sản văn hoá trước năm 1975 đã xuất hiện trở lại. Những tác phẩm thơ văn nhạc thời tiền chiến và miền Nam trước 1975 đã trở thành những món ăn tinh thần của người dân Việt Nam. Âm nhạc chói tai XHCN, văn chương đấu tranh giai cấp đã phải lùi bước trước sự phục sinh truyền thống sáng tác phong phú, đa dạng và nhân bản để đáp ứng với nhu cầu tinh thần của người dân ngày nay.

Tuy nhiên việc phục hồi di sản văn hoá miền Nam chưa đủ năng lực để phục hưng dân tộc. Giáo điều Mác Lê vẫn còn hằn sâu trong tư duy của ngưòi Cộng Sản, và não trạng nô lệ vào chủ thuyết ngoại bang vẫn đè nặng trên đời sống văn hoá Việt Nam.

5.
Sự phá sản của chủ nghĩa Mác Lê trên thế giới, sự quay về với mô hình phát triển của Việt Nam Cộng Hoà, sự phục sinh của văn hoá miền Nam trên đất nưóc hiện nay đòi hỏi chúng ta phải đánh giá lại toàn bộ ý nghĩa cuộc chiến tranh "Chống Mỹ Cứu Nước" của ĐCSVN.

Một số vấn đề được đặt ra ở đây. Tại sao dân tôc Việt Nam phải mất đi 3 triêu nhân mạng, với 10 triệu thương vong và phải bỏ ra 20 năm vô cùng quí báu để hai miền Nam Bắc đánh nhau để giải quyết vấn đề chia cắt đất nước ?. Liệu có một giải pháp không đổ máu để giải quyết vấn đề nầy hay không ?. Tại sao khi thống nhất đất nước những người CSVN phải thực hiện nền kinh tế Mác Lê bằng cách xoá đi xã hội miền Nam thịnh vượng, để rồi 30 năm sau, sau khi thiết lập nên kinh tế đã xua đuổi người dân ra biển, chiếm đoạt tài sản nhân dân và làm cho đất nước nghèo đói, họ phải trở lại đi theo mô hình phát triển của xã hội đó ?.

Bài học phân chia đất nước của Nam Bắc Triều Tiên, của Trung Quốc và Đài Loan, bài học thống nhất của Đông Đức và Tây Đức, của Trung Quốc và Hongkong, cho thấy chiến tranh không phải là giải pháp duy nhất để giải quyết vấn để thống nhất.

Ở đây chúng ta không thể không xem lại bài học của Trung Quốc đối với Đài Loan và Hong Kong. Trong khi Trung quốc hô hào chiến tranh giải phóng "chống đế quốc Mỹ xâm lược", tích cực viện trợ bom đạn mìn cho Việt Nam, các nưóc Nam Mỹ, và các nước Phi Châu để các nước nầy phát động chiến tranh "giải phóng" thì chính họ đã âm thầm chọn lựa con đường chính trị, không chiến tranh, không đổ máu để giải quyết vấn đề Đài Loan va Hong Kong. Họ đã dùng xương máu của dân Việt Nam và của các nước nhược tiểu làm con bài để thương lượng với Hoa Kỳ và tây phưong trên mặt trận chính trị. Trong khi đó, những người Cộng Sản Việt Nam đi nghe những lời "xúi trẻ ăn cứt gà" của đàn anh Trung Quốc, đem dân tộc Việt nam vào biển máu của chiến tranh nồi da xáo thịt, biến dân tộc Việt nam thành những con thiêu thân cho chủ nghĩa Mác Lê.

Thay vì chọn con đường thẳng tiến đến nền kinh tế thị trường để phát triển như Nam Hàn, Ðài Loan, Hong Kong Singapore, và miền Nam Việt nam trước năm 1975, ĐCSVN đã chọn con đường Mác xít Leninit, Stalinít, Maoít nghèo đói, đầy máu xương và đầy nước mắt. Con đường Mác Lê nầy cũng ngoằn nghèo lắm gian truân. Lúc theo Tàu, lúc theo Nga, lúc thì theo Mỹ. Điều nầy cho thấy ý thức hệ Mác Lê không thể giúp cho ngưòi Cộng Sản Việt Nam có cái nhìn chính xác về con ngưòi, đất nước và thế giới để đưa đất nước lên ngang tầm thời đại.

Hãy nhìn lại những quốc gia Á Châu trước đây như Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, và Nam Triều Tiên. Trong thời gian chiến tranh, các quốc gia nầy còn nghèo nàn lạc hậu hơn miền nam Việt Nam trước năm 1975. Những quốc gia nầy đã chọn Hoa Kỳ và các nước Tây Phương làm bạn. Ngày nay, Malaysia Nam Triều Tiên, Đài Loan trở thành những con rồng kinh tế bay cao với chủ quyền lãnh thổ không sức mẻ. Ngày nay họ là những chủ nhân ông của những công ty tư bản to lớn đang đầu tư vào Việt Nam để xử dụng lực lượng nhân công Việt Nam nghèo đói và rẽ mạt do chế độ XHCN sản xuất. Hàng năm, hàng trăm ngàn thanh niên thiếu nữ Việt Nam "được" ĐCSVN xuất khẩu để làm nô lệ tình dục và lao nô cho các quốc gia trong thời gian chiến tranh Việt nam bị người Cộng Sản gọi là "chó săn của đế quốc Mỹ xâm lược." Trong khi đó con rồng Việt Nam vẫn quằn quại không vươn lên nỗi vì cái đầu rồng bị nhồi nhét đống rác Mác Lê quá nặng nề.

Nổ lực hiện nay của ĐCSVN gia tăng hợp tác kinh tế và quân sự với Hoa Kỳ để tồn tại cũng như áp dụng chính sách của Việt Nam Cộng Hoà vào việc phát triển kinh tế đã chứng minh được rằng “Chiến Tranh Chống Đế Quốc Mỹ Xâm Lược” là công việc không cần thiết và gây quá nhiều thiệt hại cho đất nước.

Không cần thiết vì sự hiện diện của Hoa Kỳ trong thời chiến tranh tại Thái Lan, Malaysia, và Nam Triều Tiên và sự độc lập lãnh thổ của các nước nầy hiện nay minh chứng rằng Hoa Kỳ không có nhu cầu xâm lăng Việt Nam hay các nước trên. Thật vậy, Hoa Kỳ và Tây Phương cũng như các nước phát triển ở Á Châu không còn là mối đe doạ lãnh thổ cho Việt Nam. Điều dễ hiểu là sau thế chiến thứ hai, sau khi chế độ thực dân cáo chung và sự hình thành của Liên hiệp Quốc, đối với các quốc gia văn minh tiến bộ Tây Phương và Hoa Kỳ, ý niệm xâm lược lãnh thổ các nước khác đã lỗi thời.

Nếu cuộc chiến tranh (1954-1975) vừa qua không có ý nghĩa của một cuộc chiến chống xâm lăng của Mỹ như quan điểm của ĐCSVN, thì cuộc chiến ấy có giá trị như là cuộc chiến ý thức hệ đã giúp cho việc ngăn chận làn sóng Cộng Sản tràn xuống Đông Nam Á, Nam Á và tràn lên Bắc Á, theo quan điểm của miền Nam.

Thực tế về nền kinh tế nghèo đói và chính trị bạo tàn của Bắc hàn, Liên Xô, Cu ba, Trung Quốc, Khmer Đỏ, và các nước Đông Âu cho thấy Cộng Sản là hiểm hoạ lớn nhất của loài người từ trước đến nay. Cuộc chiến Việt Nam đã làm chậm, nếu không nói là ngăn ngừa được, sự phát triển của hiểm hoạ Cộng Sản vào Thái Lan, Mã Lai, Philippines, Nam Dương và Ấn Độ. Cái bất hạnh của dân tộc Việt Nam là cái may mắn cho các nước trong vùng. Khi dân tộc Việt Nam chiến đấu giết lẫn nhau để làm mũi xung kích của khối xã hội chủ nghĩa và tiền đồn chống Cộng của thế giới tự do, thì Singapore, Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương, Nam Triều Tiên, Đài Loan được hoà bình để phát triển kinh tế. Các quốc gia này còn được giàu lên vì chiến tranh Việt Nam. Khi ĐCSVN Việt Nam đẩy dân tộc vào lò thí nghiệm xã hội chủ nghĩa để đất nước tan hoang điêu tàn thì các quốc gia trong vùng đã xây dựng được một xã hội dân sự ổn định và văn minh, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển để bắt kịp một thế giới toàn cầu hoá đang ra đời.

Cuộc chiến ý thức hệ đó hoàn toàn không những không đem lại một lợi lộc gì cho dân tộc Việt Nam mà đã tiêu phí quá nhiều xương máu và tài nguyên quốc gia. Đặc biệt trong giai đoạn thế giới phát triển với vận tốc nhanh chóng, việc đẩy đất nước vào một chiến tranh vô bổ là phí phạm thời giờ của lịch sử.

Ngày nay, mối đe doạ xâm lược không đến từ các nước Hoa Kỳ hay Tây Phương. Chỉ có những quốc gia to lớn nhưng chậm tiến lạc hậu như Trung Hoa Cộng Sản mới còn mang giấc mộng bành trướng lãnh thổ. Nguy cơ mất đất mất biển ngày nay chính là truyền thống xâm lược hàng ngàn năm của nòi Hán. Lá thư của thủ tướng Phạm văn Đồng năm 1958 gởi cho thủ tưóng Chu Ân Lai mau mắn công nhận chủ quyền lãnh hải của Trung Hoa trong phần biển Việt Nam, cũng như cuộc tấn công xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa của hải quân Trung Quốc năm 1974, chiến tranh biên giới 1979, và gần đây nhất, hiệp ước biên giới trên đất liền năm 1999 và hiệp ước phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000, là bằng chứng hùng hồn về nguy cơ nầy.

Thế nhưng, trong suốt thời kỳ chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa và Trưòng Sa của nhân dân Việt Nam (1974-1975), thay vì đứng về phía dân tộc để bảo vệ tổ quốc, ĐCSVN đã tiếp tay với ngoại địch bằng cách đứng hẳn về phía chiến tuyến của quân xâm lược.

Những sự kiện lịch sử nầy xác định một lần nữa ĐSCVN không hề chiến đấu bởi dân tộc và vì dân tộc. Họ chiến đấu bởi đảng Cộng Sản Quốc Tế và vì đảng Cộng Sản Quốc Tế, bởi ý thừc hệ ngoại bang và vì ý thức hệ ngoại bang. Khi quyền lợi của dân tộc và của đảng Cộng Sản Quốc Tế trùng hợp, như thời kỳ đấu tranh chống Pháp, họ giành lấy ngọn cờ dân tộc để tiêu diệt những người yêu nước không đồng chính kiến. Nhưng khi quyền lợi của dân tộc và của đảng Cộng Sản Quốc Tế mâu thuẩn, như trong trận chiến Hoàng Sa, hay vấn đề tranh chấp biên giói và vịnh bắc bộ gần đây, hay việc áp đặt nền kinh tế Mác Lê lên xã hội Việt Nam, họ nhanh chóng đứng về phía ngoại đảng, bất kể sự khốn cùng và đau khổ của nhân dân, lấy cái bạo tàn của chuyên chính vô sản để đàn áp những tiếng nói phản đối trung thực của những ngưòi yêu nưóc.

Ở đây chúng ta có thấy đưọc một đặc điểm khác của những người Cộng Sản Việt Nam. Trong suốt lịch sử của đảng, quan điểm đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản làm cho họ hoàn toàn không có khả năng làm hoà với những ngưòi yêu nưóc nhưng khác chính kiến, mặc dù những người đó cùng dòng máu Việt, cùng bọc trăm trứng của cha Rồng mẹ Tiên. Những cuộc đấu tố địa chủ, trí thức, đánh tư sản, ám sát đàn áp đối lập cách tàn nhẫn vô nhân đạo là những chứng cớ rõ ràng về đặc điểm nầy. Thế nhưng họ luôn luôn có khả năng làm hoà với quân ngoại thù. Khi cần thiết, họ có thể chia xẻ giang sơn của tổ tiên với ngoại bang để được bảo hộ về quyền lực.

6.
Đối với đất nước Việt Nam, hiện trạng tụt hậu về kinh tế, hà khắc về chính trị, suy sụp về văn hoá cùng với những mật ước nhượng đất nhượng biển cho Trung Quốc đã chứng minh rằng, chủ nghĩa Mác Lê, từ ngày thống nhất đến nay, hoàn toàn bất lực giúp Việt Nam xây dựng một thể chế dân chủ để bảo toàn lãnh thổ, làm cho kinh tế Việt Nam cất cánh và làm cho văn hoá dân tộc được phục hưng. Cái chủ nghĩa xa lạ đó không có một chút khả năng giúp Việt Nam thành một quốc gia cường thịnh

Ngày nay, ở thế kỷ thứ 21, giáo điều Mác Lê lạc hậu tiếp tục bịt tai những người Công Sản trước yêu cầu phục hưng dân tộc của lịch sử. Họ không nghe được những tiếng kêu gọi đòi canh tân của những Nguyễn Trưòng Tộ thời đại. Đó là những tiếng nói của những người đã đáp lại tiếng kêu gọi của hồn sử, hòa nhịp với những thao thức từ Nguyễn Trưòng Tộ đến Phan Bội Châu, Phan chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Nguyễn An Ninh, Lý Đông A, Trưong Tử Anh, Huỳnh Phú Sổ. Đó là những rung động và lãng mạn lịch sử nhất quán xuyên suốt qua bao thế hệ để gìn giữ chất nguyên trinh và chính thống của hồn Việt. Đó là tiếng nói của những người Cộng Sản phản tỉnh như Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Hoàng Minh Chính, Trần Khuê, Trần Dũng Tiến, Vũ Cao Quận; của những người không CS như Nguyễn Đình Huy; Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đan Quế hay của thế hệ trẻ như Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn và của nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước.

Giấc mơ phục hưng dân tộc và phát triển kinh tế của Nguyễn Trường Tộ ngày xưa, cũng như giấc mơ của bao thế hệ trí tuệ Việt Nam từ đó đến nay vẫn không bao giờ thay đổi. Nhưng khác với Nguyễn Trưòng Tộ ngày xưa bị chết trong quên lãng, để cho đất nưóc rơi vào tay của quân xâm lưọc, những Nguyễn Trưòng Tộ thời đại, sẽ không ngồi yên để tập đoàn "ngưòi vượn do lao động thành ngưòi" tại Ba Đình tiếp tục dẫn đưa đất nước đến chổ tụt hậu và vong thân.

7.
Ngày nay, chìa khóa để mở ra thời đại phát triển kinh tế, phục hưng văn hoá dân tộc và để bảo toàn lãnh thổ nằm trong tính chính thống chính trị của nhà cầm quyền.

Về phương diện chính trị, ý niệm chuyên chính vô sản và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác Lê là một trở ngại cho việc thiết lập một nền dân chủ chính thống. Lấy khả năng “cướp chính quyền” để xác định tính chính thống lãnh đạo đất nước là quan điểm chính trị của phưòng thảo khấu dưới thời kỳ phong kiến và của băng đảng mafia thời kỳ hiện đại. Quan điểm chính trị nầy hoàn toàn đối nghịch với ý niệm dân chủ. Trong thời đại dân chủ, một chính quyên có năng lực pháp lý phải được xây dựng trên một hiến pháp hợp pháp và dân chủ. Hiến pháp dân chủ đó phải xác định được tính độc lập của ba ngành hành pháp, lập pháp và toà án. Và hiến pháp đó phải được toàn dân chấp thuận qua một cuộc trưng cầu dân ý độc lập và vô tư.

Lá phiếu tự do độc lập và trong sáng của ngừời dân xác định tính chất chính thống, tính hợp pháp của nhà cầm quyền. Nó là biểu tượng của quyền làm chủ của nhân dân. Vì thế, một chính quyền bởi dân do dân và vì dân không bao giờ phải sợ hãi trước lá phiếu. Ngược lại, một chính quyền luôn luôn nơm nớp lo sợ lá phiếu tự do của ngưòi dân, không được toàn dân bầu ra trong một cuộc bầu cử tự do đa nguyên, là chính quyền không có năng lực đạo đức chính trị và tính chính thống để lãnh đạo đất nước.

Đó đó, tái lập tính chính thống, tính hợp pháp của nhà cầm quyền là điều kiện tiên quyết và là nhu cầu cấp bách để xây dựng một nền chính trị dân bản bền vững. Và nền chính trị dân bản bền vững là nền tảng để mở ra thời đại phục hưng dân tộc, làm bệ phóng cho giai đoạn cất cánh về kinh tế toàn dân và để bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ.

8.
Nhìn lại giai đoạn lịch sử thống nhất đất nước ở thời kỳ hậu Gia Long để thấy rằng cái vòng oan nghiệt của quyền lực tuyệt đối đi đôi với tầm nhìn thiển cận của những đầu óc ngu muội luôn luôn đưa đất nước vào thời kỳ suy vong. Từ hai trăm năm trước đến nay cái vòng kim cô nghiệt ngã đó vẫn tròng lên giòng sinh mệnh của dân tộc.

Ngày nay, chủ nghĩa Mác Lê vẫn là trở ngại lớn nhất trong việc phục hưng dân tộc. Để tháo gở chướng ngại vật to lớn nầy trên đưòng sống của dân tộc, thế hệ mới của Việt Nam trong ngoài nước phải vận dụng trí tuệ để có một tầm nhìn rộng lớn, khai phóng, nhân bản và chính xác về con ngừơi, dân tộc và nhân loại. Do đó, khởi điểm của của vận động phục hưng dân tộc là thực hiện một cuộc vận động và tập hợp thời đại nhằm xây dựng một xã hội dân bản và nhân bản cho tất cả mọi người. Đó yêu cầu cấp bách của lịch sử.

Mỗi lần đến ngày 30 tháng Tư là một cơ hội để chúng ta suy nghĩ về những thất bại lịch sử và để mơ đến “Giấc Mơ Việt Nam”. Để từ những nơi xa xôi trên trái đất đến những trung tâm vận động phục hưng dân tộc ngay tại trong nước, mọi người Việt đều phải cùng nhau chia xẻ một viễn tượng về sinh mệnh dân tộc và hướng đi tới của đất nước. Từ đống tro tàn của lịch sử, những con phương hoàng sẽ cùng nhau cất cánh. Từ đó, mọi người Việt sẽ cùng nhau tái tạo một nước Đại Việt mới, một tổ quốc Đai Việt của thời đại 2000 với không gian Việt trãi dài khắp nơi trên thế giới, một tổ quốc của mọi người mang dòng máu và văn hoá Việt không phân biệt chính kiến, tôn giáo hay bất cứ một quá khứ chính trị nào.

LS Nguyễn Xuân Phước
Dallas, Texas 30-4-2004


Tài Liệu Tham Khảo:
- Nguyễn Huyền Anh, "Việt Nam Danh Nhân Từ Điển," Nhà Xuất Bản Khai Trí, Sài Gòn 1967
- Phạm Văn Sơn, "Việt sử Toàn Thư." Ấn Bản Điện Tử, phatuvietnam.org
- Trần Trọng Kim, "Việt nam Sử Lược," Nhà Xuất Bản Đại Nam, Los Angeles USA
- Lương Ninh, "Lịch Sử Việt nam Giản Yếu," Nhà Xuất Bản Chính TRị Quốc Gia. Hà Nội 2000
- Phạm Việt Châu, "Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh," Nhà Xuất Bản North Falls House, Minneapolis, MN USA 1997
- Nguyễn Phan Quang, "Cuộc Khởi Binh Của Lê Văn Khôi," Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn, Việt Nam 1991
- Nguyên Hương Nguyễn Cúc, "Sài Gòn 300 Năm Cũ," Tiếng Sông Hương Xuất Bản, Dallas, Texas USA 1999
- Vũ Hữu San, "Trận Chiến Hoàng Sa," http://vuhuusan.com
- Lê Chí Quang, "Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều," ấn bản điện tử
- Trần Khuê, "Thư Gởi Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân," ấn bản điện tử
- Nguyễn Minh Cần, "Công Lý Đòi Hỏi", Nhà Xuất Bản Văn Nghệ," California USA 1997
- Đoàn Viết Hoạt, “Việt Nam Trong Tầm Nhìn Thế Kỷ 21”, Thế Kỷ 21, Số Tết 2003
- Bùi Tín, "Mây Mù Thế Kỷ," Đa Nguyên Xuất Bản 1998
- Hà Sĩ Phu, "Chia Tay Ý thức Hệ," ấn bản điện tử
- Hà Sĩ Phu, "Dắt Tay Nhau Đi Dưới bảng Chỉ Đưòng Của Trí Tuệ," ấn bản điện tử
- Trần Độ, "Một Chiến Lược Dân Chủ Cho Việt Nam," ấn bản điện tử.
- Lý Đông A, "Huyết Hoa," Ấn Bản Điện Tử. http://chinhkhiviet.com
- Lý Đông A, Chu Tri Lục, ấn bản điện tử. http://chinhkhiviet.com
- Nguyễn Chí Thiệp, "Trại Kiên Giam,"
- Hoàng Thanh Đạm, "Nguyễn Trường Tộ Thời Thế và Tư Duy Cách Tân," Nhà Xuất Bản Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn 2001
- Cao huy Thuần, "Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam," Luận Án Tiến Sĩ Quốc gia Khoa Học Chính Trị Đại Học Paris. Hương Quê xuất bản, Los Angeles, USA 1988
- Võ Nhơn Trí, Việt Nam Cần Đổi Mới Thực Sự, Đông Á Xuất Bản, Vancouver, Canada, 2003.
- John O'Sullivan, "Vietnam on the Mind, Understanding then and now," National Review Online September 9, 2003 http://www.nationalreview.com/jos/jos090903.asp

RFA


Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2011-04-29
Cách nay 36 năm, chiến tranh Việt Nam kết thúc với chiến thắng thuộc về những người Cộng sản.
http://www.pr-oxy.com/browse.php?u=Oi8vd3d3LnJmYS5vcmcvdmlldG5hbWVzZS9pbl9kZXB0aC9ob3ctZGlkLXZucy1jb21tdW5pc3RzLXdpbi1udC0wNDI5MjAxMTE3Mzg1MC5odG1sLzAwMF9BUFAyMDAwMDUxODEyOTM1LTMwNS5qcGc%3D&b=5
AFP photo
Tàu hải quân HQ-504 đến cảng Vũng Tàu, miền Nam Việt Nam chở người tị nạn tại biến cố 30/4/1975
Cuộc chiến kéo dài 21 năm, do những người Cộng sản miền Bắc tiến hành, được cho là cuộc chiến “chống giặc ngoại xâm”, dần dần cho thấy, thực chất đây không phải là mục đích của cuộc chiến. 
Câu hỏi được đặt ra, vì sao những người cộng sản chiến thắng? Ngoài những sai lầm của chính quyền miền Nam và đồng minh Hoa Kỳ mà giới phân tích đã nêu ra từ trước tới nay, còn có nguyên nhân nào khác?
Đánh tráo mục đích cuộc chiến
Cuộc chiến Bắc – Nam được những người Cộng sản gọi là chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”, “giải phóng dân tộc”, nhưng gần đây, qua các tài liệu mới được giải mật, ai cũng có thể thấy, về thực chất, đó chỉ là cuộc chiến của những người Cộng sản, muốn biến Việt Nam thành một quốc gia Xã hội Chủ nghĩa.
Có nhiều bằng chứng cho thấy, khi phát động cái gọi là cuộc chiến “chống ngoại xâm”, những người lãnh đạo Cộng sản đều hiểu rằng, sự hiện diện của người Mỹ ở miền Nam chỉ nhằm ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản, chứ hoàn toàn không phải để chiếm miền Nam làm thuộc địa như những gì mà họ tuyên truyền.
Có thể dùng chính các ý kiến của ông Hồ Chí Minh để dẫn chứng về việc giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hiểu một cách tường tận tại sao người Mỹ có mặt và hỗ trợ chính quyền miền Nam Việt Nam.
Ngay từ năm 1944, ông Hồ Chí Minh đã từng hợp tác với Sở Hành động Chiến lược (OSS) và Sở Thông tin Chiến tranh (OWI) của Hoa Kỳ, và phía Mỹ đã từng giúp quân du kích Việt Minh chống lại Nhật.
Qua các tuyên bố của chính phủ Mỹ, lãnh đạo miền Bắc, Việt Nam hiểu rất rõ Hoa Kỳ không có ý định chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Sách “Hồ Chí Minh Toàn tập”, tại trang 90, tập 4, đã đăng bài trả lời báo chí về các tuyên bố của Tổng thống Mỹ Truman, liên quan đến các nước Đông Nam Á, ngày 2 tháng 11 năm 1945, ông Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Điểm thứ nhất ‘Hoa Kỳ không nghĩ tới một sự mở mang bờ cõi nào vì những mục đích ích kỷ’. Về điều này từ trước đến nay dân tộc Việt Nam đã hiểu rõ chính sách quang minh của Mỹ, nhất là từ ngày Mỹ thừa nhận Phi Luật Tân độc lập, thì dân VN càng tin tưởng chính sách rộng rãi của Mỹ”.
000_APP2001011299222-250.jpg
Thêm chú thích
Những người lính Pháp cuối cùng rời Hà Nội vào ngày 29 tháng 10 năm 1954. AFP photo
Không những ông Hồ Chí Minh hiểu rõ điều đó, mà chính ông Hồ Chí Minh đã từng xác nhận rằng, Hoa Kỳ luôn bênh vực cho tự do, độc lập của các dân tộc khác trong khu vực. Báo Cứu quốc, cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Việt Minh, hôm 31 tháng 12 năm 1945 có đăng bài “Thế giới với Việt Nam”, trong đó ông Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta không thể quên nước bạn của chúng ta là nước Mỹ, một nước dân chủ bao giờ cũng bênh vực sự tự do, độc lập cho các dân tộc nhỏ yếu. Thấy bọn thực dân Pháp và Hà Lan đang hoành hành ở miền Nam, Á châu, Tổng thống Tơruman (Truman) lên tiếng cảnh cáo bằng lời tuyên bố trong ngày Hải quân ở Nữu Ước: 'Tất cả các dân tộc đã bị vũ lực đè nén đều được giải phóng nếu sự thay đổi ấy thích hợp với quyền lợi của họ. Tất cả các dân tộc đều được tự trị lấy xứ sở mình. Họ phải có một chính phủ tự trị của họ’.”
Sau khi hiệp định Geneva được ký, nhận ra Việt Nam xung phong làm tiền đồn của khối Cộng sản ở Đông Nam Á, quyết tâm giúp Liên Xô truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản trong khu vực, Hoa Kỳ mới hỗ trợ cho chính phủ miền Nam Việt Nam, chống lại sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản trên toàn Việt Nam.
Tuy hiểu rõ lập trường của Mỹ trong vấn đề hỗ trợ miền Nam, thế nhưng, lúc phát động chiến tranh, giới lãnh đạo Cộng sản vẫn đánh tráo mục đích cuộc chiến. Trong tuyên truyền, họ bảo: "Mỹ là một tân đế quốc, can thiệp vào miền Nam để biến miền Nam thành thuộc địa, một căn cứ quân sự của Mỹ”, và kêu gọi toàn dân đứng lên “giải phóng miền Nam thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của đế quốc Mỹ”.
Chính lối tuyên truyền đó đã kích động hàng triệu người Việt không tiếc máu xương, không ngại hy sinh mạng sống của mình, bởi họ tin rằng, cần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Hàng triệu người đó không hề biết rằng, họ đã chiến đấu và hy sinh cho sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản, nay đã bị phá sản gần như trên toàn thế giới.
Trong một lần trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ, bút danh Hà Sỹ Phu – một trong những người  sống cùng thời với hàng triệu người chấp nhận hy sinh để Việt Nam trở thành một quốc gia Cộng sản – nhận định: “Chủ nghĩa Cộng sản đã lẻn vào Việt Nam qua cổng chống ngoại xâm, chứ nó không vào theo cổng chính của đất nước, thông qua vọng gác của trí tuệ. Cho nên giới khoa học, tức là giới tinh hoa của đất nước, từ trước tới nay không đủ năng lực để rà soát chủ nghĩa đó về mặt trí tuệ. Trái lại nó đã bị chủ nghĩa đó lôi cuốn, biến thành kẻ tòng phạm đắc lực”. 
Dùng “ngoại nhân” để chống “ngoại xâm”
Tuy là phía phát động cuộc chiến “chống ngoại xâm”, thế nhưng giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã bí mật cho phép rất nhiều “ngoại nhân” từ Liên Xô, Trung Quốc và một số quốc gia Cộng sản khác đến Việt Nam tham chiến, chống lại đồng bào của mình. Hàng loạt tài liệu mới được giải mật trong thời gian vừa qua cho thấy, tuy giới lãnh đạo Cộng sản miền Bắc lên án kịch liệt về sự hiện diện của lính Mỹ ở miền Nam, nhưng ngay tại miền Bắc, luôn có rất nhiều lính Liên Xô, Trung Quốc.
Sử gia Dan Ford dựa trên một số tài liệu, cho biết, ngoài 320.000 người Trung Quốc có mặt ở Việt Nam mà các nhà sử học nhắc tới, có khoảng 22.000 người Liên Xô đã từng phục vụ ở Việt Nam với vai trò cố vấn và tham gia lực lượng phòng không, không quân. Sự hiện diện của những người lính Liên Xô này đã bị cả giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam lẫn giới lãnh đạo Cộng sản Liên Xô phủ nhận cho đến khi chế độ cộng sản ở Liên Xô sụp đổ.
000_APP2000041702145-250.jpg
Thanh niên Mỹ biểu tình trước Tòa Bạch Ốc ở Washington, DC ngày 30/11/1965, phản đối Hoa Kỳ can thiệp quân sự trong cuộc chiến VN. AFP photo
Năm 2008, Đài truyền hình Nga, Russia Today, cho biết, đã có hàng ngàn binh lính Liên Xô tham gia chiến đấu tại miền Bắc Việt Nam. Ông Nikolay Kolesnik, một cựu chiến binh Liên Xô đã từng chiến đấu ở miền Bắc Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi chính thức được mọi người biết đến như là một nhóm chuyên gia quân sự. Người chỉ huy đơn giản được gọi là chuyên gia cao cấp. Như vậy, về mặt kỹ thuật, không có đơn vị Liên Xô nào tại Việt Nam. Điều duy nhất chúng tôi biết rằng chúng tôi là dân Liên Xô, binh lính Liên Xô, và chúng tôi phải làm bất cứ điều gì để ngăn chặn các cuộc không kích. Đó là những gì chúng tôi đã làm".
Đáng nói là ngay vào lúc những người lãnh đạo chính quyền Cộng sản ở miền Bắc cho phép sự hiện diện của các cố vấn, chuyên gia quân sự, cũng như binh lính nước ngoài cầm vũ khí vào Việt Nam, thì họ vẫn lên án sự có mặt của các cố vấn Mỹ ở miền Nam. Ông Hồ Chí Minh đã từng phản đối chính phủ Hoa Kỳ, về các cố vấn Mỹ ở miền Nam. Ông nói: "Danh từ 'cố vấn' dùng để ngụy trang số binh sĩ Mỹ, không lừa bịp được ai cả".
Sau khi có khá nhiều tài liệu liên quan đến sự tham gia của quân đội Liên Xô vào cuộc chiến Việt Nam được Nga bạch hóa, cách nay vài năm, báo chí Việt Nam cũng bắt đầu xác nhận về sự hiện diện của quân đội Liên Xô trong cuộc chiến Việt Nam. Một trong những bài báo này đã giới thiệu nhật ký của một đại tá Liên Xô, nguyên văn như sau: “Ngày 24-7-1965, trong vùng rừng núi, chúng tôi triển khai tên lửa SAM. Vừa ngụy trang xong, chúng tôi phát hiện máy bay Mỹ bay về hướng Hà Nội, theo hai tuyến, chỉ cách trận địa tên lửa 10km. Đơn vị tên lửa AA bên cạnh nổ súng đầu tiên và họ đã thành công: hai tên lửa bắn trúng đích. Chúng tôi cũng hạ được một máy bay và sau đó còn đánh gục được một máy bay trinh sát không người lái”.
Tháng 4 năm 1975, cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Chứng kiến thực tế Việt Nam, không ít người đã từng cầm súng hoặc hy sinh cho công cuộc “chống ngoại xâm”, may mắn còn sống, bắt đầu tự hỏi về sự cần thiết của cuộc chiến được gọi là “chống ngoại xâm”, kéo dài trong 21 năm, cũng như mục tiêu của cuộc chiến. Đã có rất nhiều người trong số họ cảm thấy hối tiếc và phản kháng về những bất toàn của một chính thể, hình thành bởi máu xương của hàng triệu triệu người.


Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Nguyễn chính Kết


Một hành vi tôn giáo có vẻ như giải độc việc đàn áp tôn giáo
của Cộng Sản tại Việt Nam

Tôi không biết ông Lê Đức Thịnh đã làm gì mà lại được khen từ nhiều phía đến như thế? Từ Tòa Thánh Vatican, từ HĐGMVN (mà 3 giám mục có mặt đại diện), từ nhà nước Cộng Sản Việt Nam? (Xin xem bản tin của Nhóm phóng viên FNA từ Huế bên dưới)
Không biết những bản tin dưới đây có chính xác không, nhưng nếu bản tin này mà được loan đi thì qua sự việc này quốc tế sẽ có cảm tưởng rằng các giám mục, linh mục hiện diện hôm ấy có vẻ như đang làm chứng hay ít nhất là đang đồng tình rằng Việt Nam có tự do tôn giáo. Lời chứng này là một lời chứng thật hay là một lời chứng dối? Lời chứng này có vẻ như hoàn toàn đi ngược lại lời chứng của linh mục Nguyễn Văn Lý và đang vô hiệu hóa lời chứng của linh mục Lý. Vậy thì lời chứng nào đúng?
Riêng tôi, nếu cần phải làm chứng, thì lời chứng của tôi cũng tương tự như lời chứng của linh mục Nguyễn Văn Lý, nghĩa là ở Việt Nam không có tự do tôn giáo; nếu có thì tự do ấy chỉ dành cho những tôn giáo nào đã bị biến chất, không còn là những tôn giáo đích thực có khả năng chống lại sự ác nữa (xin đọc lại bài viết “Biến chất các tôn giáo:chiến thuật mới của CS sau khi cướp được Miền Nam” của Nguyễn Chính Kết ở phần dưới).
Người ta có quyền tin hay không tin vào lời chứng của tôi. Nhưng tôi sẵn sàng trả giá cho lời chứng này giống như linh mục Nguyễn Văn Lý đã trả giá cho lời chứng của ngài.
Nếu làm chứng mà lại được một nhà nước nổi tiếng gian dối trên thế giới vinh danh và đưa lên Tivi để quảng bá, thì lời chứng ấy thật đáng ngờ! Liệu sự có mặt các giám mục và linh mục trong buổi lễ hôm ấy có được hiểu là vô tình tán thành cho cái lời chứng đáng ngờ ấy không?
Nguyễn Chính Kết
Bản tin của Nhóm phóng viên FNA từ Huế
Trên các trang điện tử của các báo CS như báo Đồng Nai, báo Người Lao động, báo Lao động, báo Sài Gòn giải phóng và trên VTV (truyền hình nhà nước) các ngày 5-7/11/2007, có đăng bản tin:
“Ngày 5-11, tại giáo xứ Phúc Nhạc thuộc xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) đã diễn ra lễ trao tặng tước hiệu Đại hiệp sĩ (còn gọi là Hiệp sĩ đại thánh giá) cho giáo dân Lê Đức Thịnh, 46 tuổi. Đây là tước hiệu cao quý mà Tòa thánh Vatican đã ban tặng cho một giáo dân Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn trong hoạt động từ thiện và xây dựng xã hội bác ái, phúc âm… Lễ phong tước được tổ chức với sự hiện diện của đại diện Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, 3 giám mục phụ trách các giáo phận Nha Trang (ct: GM Nguyễn Văn Hòa), Xuân Lộc (ct: GM Nguyễn Chu Trinh), Mỹ Tho (ct: GM Bùi Văn Đọc) và hơn 120 linh mục, cùng đông đảo bà con giáo dân”…
“Giáo dân Lê Đức Thịnh là người đã tích cực đứng ra vận động mọi tín đồ Kitô giáo sống phúc âm giữa lòng dân tộc, sống tốt đạo đẹp đời. Bên cạnh, ông đã dũng cảm đứng lên tranh đấu chống lại mọi biểu hiện, hành vi lợi dụng tôn giáo để chống phá Giáo hội, chống phá pháp luật Nhà nước, làm phương hại đến chính sách đại đoàn kết dân tộc”…
“Phát biểu tại lễ thụ phong, ông Thịnh, khẳng định, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện cho bà con giáo dân tích cực tham gia các hoạt động của giáo hội và đóng góp sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước”…
“Tại buổi lễ, ông Nguyễn Túc - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban TƯMTTQVN - khẳng định: Việc Đức Giáo hoàng Benedict XVI phong tước Hiệp sĩ Đại Thánh giá cho ông Lê Đức Thịnh đã minh chứng cho chính sách tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Những việc làm của ông Thịnh đã góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Dĩ nhiên người đã giới thiệu ông Thịnh với Tòa Thánh chỉ có thể là Đức Giám mục Giáo phận Xuân Lộc Nguyễn Chu Trinh.
Giáo dân Lê Đức Thịnh được trao tặng tước hiệu Đại hiệp sĩ
(22:35 05/11/2007)
(ĐN)- Ngày 5-11, tại giáo xứ Phúc Nhạc thuộc xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) đã diễn ra lễ trao tặng tước hiệu Đại hiệp sĩ (còn gọi là Hiệp sĩ đại thánh giá) cho giáo dân Lê Đức Thịnh. Đây là tước hiệu cao quý mà Tòa thánh Vatican đã ban tặng cho một giáo dân Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn trong hoạt động từ thiện và xây dựng xã hội bác ái, phúc âm.
Giáo dân Lê Đức Thịnh (thứ ba từ phải sang) trong ngày được phong tặng tước hiệu Đại hiệp sĩ.
Giáo dân Lê Đức Thịnh là người đã tích cực đứng ra vận động mọi tín đồ Kitô giáo sống phúc âm giữa lòng dân tộc, sống tốt đạo đẹp đời. Bên cạnh, ông đã dũng cảm đứng lên tranh đấu chống lại mọi biểu hiện, hành vi lợi dụng tôn giáo để chống phá Giáo hội, chống phá pháp luật Nhà nước, làm phương hại đến chính sách đại đoàn kết dân tộc. Ông cũng là người tích cực vận động các chức sắc, giáo dân Công giáo và mọi người tích cực tham gia công tác bác ái xã hội, xây dựng đời sống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, tích cực tham gia xây dựng giao thông nông thôn, đóng góp xây dựng nhà tình thương tặng đồng bào nghèo.
Phong Vũ
Nguyễn Chính Kết
Nhu cầu thay đổi chiến thuật đối với tôn giáo
Tôn giáo – đúng nghĩa hay đúng với bản chất của nó – có đặc tính căn bản này: khuyêngiúp con người không chỉ tránh ác hành thiện mà còn chống ác phù thiện nữa (xin xem ghi chú *a ở cuối bài). Tôn giáo nào đánh mất đặc tính cốt yếu này, tôn giáo đó đã bị biến chất hay tha hóa, không còn là tôn giáo đúng với bản chất nguyên thủy của nó nữa. Chính đặc tính căn bản này của tôn giáo đã khiến thế giới vẫn còn khá tốt lành như hiện nay. Tương tự như vị mặn của muối ướp đồ ăn khỏi hư thối; mất vị mặn đi, muối không còn là muối và trở nên vô dụng.
Chính vì một trong những đặc tính căn bản của tôn giáo là luôn luôn chống ác như một đòi buộc lương tâm, mà tôn giáo đã bị các chế độ cộng sản trước đây coi là kẻ thù không đội trời chung và quyết tâm tiêu diệt. Vì mục đích của cộng sản là: một khi đã cướp được quyền cai trị đất nước, họ liền biến quyền ấy thành độc quyền và quyết tâm bảo vệ độc quyền ấy vô thời hạn và với bất cứ giá nào. Mà cộng sản chủ trương “mục đích biện minh cho phương tiện”, nên để đạt mục đích ấy, họ sẵn sàng dùng bất kỳ phương tiện nào, dù xấu xa độc ác nhất. Vì thế, họ đã gây nên biết bao tội ác, bất công tày trời, khiến cho tôn giáo nào còn giữ nguyên bản chất nguyên thủy đều phải chống lại những điều ác ấy.
Nhưng trên thế giới, cộng sản ngày càng suy yếu và đã sụp đổ hầu hết, hiện nay chỉ còn 4 nước cộng sản, trong đó có Việt Nam, vẫn quyết tâm duy trì chủ nghĩa phi nhân này. Trước đây, tất cả các nước cộng sản cố tâm tiêu diệt tôn giáo đều thất bại, vì càng chủ trương tiêu diệt tôn giáo, tôn giáo càng thủ thế chống lại. Đức tin của các tín đồ một khi bị thử thách càng trở nên kiên vững, càng kiên quyết chống lại sự ác do cộng sản gây ra. Điều này chỉ gây bất lợi cho cộng sản, nhất là khi họ đang bị thế giới lên án mạnh mẽ về sự chà đạp nhân quyền. Rút kinh nghiệm, Cộng sản Việt Nam đã thay đổi chiến thuật đối với các tôn giáo kể từ khi cướp được Miền Nam năm 1975.
Biến tôn giáo thành tổ chức ngoại vi của chế độ
Thay vì tiêu diệt tôn giáo như một kẻ thù, Cộng Sản Việt Nam chủ trương biến tôn giáo thành bạn, đồng minh, hay hơn nữa, thành công cụ phục vụ mình. Cho đến nay, sau 30 năm chiếm Miền Nam, dường như họ đã thực hiện chiến thuật này tương đối thành công! Đó là chiến thuật “win win” (cả hai cùng có lợi). Theo đó, cộng sản và tôn giáo có thể chung sống hòa bình, cùng nhau tồn tại, bằng cách nương nhau, bảo vệ quyền lợi cho nhau, thay vì chống đối, tiêu diệt nhau. Như thế khôn ngoan và lợi hơn rất nhiều!
Để biến tôn giáo thành bạn, thành tổ chức ngoại vi của mình, chế độ hoặc mặc nhiên hoặc minh nhiên đề nghị các tôn giáo chấp nhận “hợp đồng” sau:
a) Phía tôn giáo
– im lặng, không đả động hay phản đối sự ác, bất công do chế độ gây ra, dù sự ác có đến mức rõ ràng hay đã tràn lan khắp nơi trong xã hội;
– chủ yếu phát triển những sinh hoạt tôn giáo nặng hình thức bên ngoài để quốc tế dễ thấy được chính sách “tự do tôn giáo” của nhà nước, như thực hiện các lễ nghi, rước sách, đình đám, xây cất những nơi thờ tự nguy nga, ra nước ngoài tu học, xuất ngoại để lo đời sống tâm linh cho người Việt hải ngoại…;
– coi nhẹ những sinh hoạt nặng phần nội tâm như dạy giáo lý, phát triển hội đoàn, nhất là tránh rao giảng về lương tâm, ý thức trách nhiệm đối với xã hội trong việc chống ác, chống bất công do chế độ gây ra, tránh thể hiện tinh thần liên đới với các nhà tranh đấu tự do dân chủ (như cầu nguyện cho họ, ủng hộ họ…);
– im lặng chấp nhận cho chế độ xen vào việc tổ chức nội bộ, bổ nhiệm nhân sự; thậm chí cho người của chế độ tham dự việc đào tạo các chức sắc tương lai (như vào tu viện dạy triết Mác-Lê và lý thuyết cộng sản)…;
– về xã hội, bằng lòng chỉ bao nhận một số trách nhiệm mà đúng ra chế độ phải cáng đáng như: săn sóc các bệnh nhân siđa, nghiện hút, săn sóc người già…(*b) chứ không đòi hỏi quyền thực hiện những trách nhiệm khác như giáo dục giới trẻ, làm truyền thông, truyền hình, phát thanh, ra báo…;
– sẵn sàng cộng tác với chế độ trong việc tuyên truyền một số chính sách (hạn chế sinh sản, hô hào tín đồ đi bầu cho đông, đi nghĩa vụ, làm thủy lợi…); báo cáo những gì mình thấy hay biết liên quan đến chế độ (như phản ứng của các đồng sự, các tín đồ mình chăm sóc, của dân chúng trong vùng đối với chế độ…) để chế độ tùy nghi xử lý; cho chế độ mượn các cơ sở tôn giáo cách ngắn hạn để làm phòng họp, phòng bỏ phiếu; hoặc dài hạn để làm trường học, bệnh viện…; hoặc vĩnh viễn cống hiến cho chế độ tùy nghi sử dụng…
– chấp nhận cho các chức sắc tôn giáo tham gia vào các tổ chức chính trị của chế độ như quốc hội, mặt trận tổ quốc, ủy ban đoàn kết…
– kết án, coi là tội phạm, hay ít nhất không ủng hộ những ai lên tiếng chống lại sự ác hay bất công do chế độ gây ra, những người cổ võ nhân quyền, tự do dân chủ, quyền tự quyết của toàn dân…
b) Phía chế độ
Tùy theo mức độ hưởng ứng của từng tôn giáo đối với chính sách “win win” này mà chế độ cộng sản dành cho tôn giáo ấy nhiều hay ít những ân huệ, những dễ dãi – nhất là những thứ mà quốc tế có thể dễ dàng nhìn thấy được – như tự do sinh hoạt, hành đạo, xuất ngoại, quyên góp, xây dựng nơi thờ tự… Những tự do dễ thấy này – và nhiều thứ tự do mà chế độ chưa chấp nhận ban phát (thường khó thấy hơn) – vốn là những quyền tự nhiên mà các nước tự do trên thế giới cho các tôn giáo phải có. Chức sắc tôn giáo nào chấp nhận chính sách trên sẽ được nhà nước tạo điều kiện tiến thân nhanh chóng trong giáo hội của mình, được nhiều ưu đãi, được dễ dàng khi thi hành chức vụ tôn giáo của mình… Còn chức sắc nào nhất định làm theo đòi hỏi của lương tâm, không theo đòi hỏi hay quyền lợi của chế độ thì sẽ bị bạc đãi, khó dễ, khó tiến thân và không được chế độ chấp nhận cho đảm trách những chức vụ quan trọng trong giáo hội mình…
Nhận định
Chấp nhận những điều kiện trên để được tự do, được ưu đãi thì tôn giáo đã tự biến chất, không còn là tôn giáo đúng với bản chất nguyên thủy của mình nữa. Như thế thì quả là trả giá quá mắc cho sự tự do rất hạn chế của mình. Một cô gái khôn ngoan đức hạnh thà chấp nhận đau khổ, bạc đãi, tù tội chứ không đời nào chấp nhận hy sinh trinh tiết mình chỉ để nhận được những ưu đãi rẻ tiền của chàng sở khanh.
Một số tôn giáo hiện nay không coi các tu sĩ tham gia các chức vụ trong chính quyền cộng sản là làm chính trị, nên sẵn sàng chấp nhận hoặc ủng hộ việc tham gia này (*c). Nhưng mỉa mai thay chính các tôn giáo ấy lại coi những tu sĩ nào chống đối sự ác hay bất công do chế độ gây ra là làm chính trị, để từ đó tỏ thái độ phản bác, không chấp nhận hoặc ủng hộ (*d). Thật nghịch lý! Đúng ra phải hành xử ngược lại mới phải đạo. Đây là một trong những dấu chỉ cho thấy tôn giáo đã bị biến chất đến mức độ nào.
Bản chất của tôn giáo vốn có tính giải phóng, giải thoát, chống sự ác, chống bất công; nhưng trong chiến thuật mới, cộng sản biến tôn giáo trở nên “thuốc phiện” đúng như Karl Marx đã nói. Nghĩa là làm cho các tín đồ tôn giáo vui vẻ chấp nhận thân phận nô lệ, những bất công phi lý, nhân quyền và tự do bị chà đạp, không còn muốn tranh đấu để thoát khổ. Các lãnh đạo của những tôn giáo đã bị “thuần hóa” ấy thường chỉ thích rao giảng và cổ võ những đức tính mềm yếu, thụ động, vô hại cho chế độ như chuyên chăm cầu nguyện, ngồi thiền, vâng lời, nhẫn nại, chịu đựng, thầm lặng, khiêm nhường, hy sinh, chịu khó… Họ ít nhắc đến những đức tính đối lập, có tính cứng cát và năng động như: khôn ngoan, kiên quyết, dũng cảm, bất khuất, quý sự thật, trọng công lý, suy xét thấu đáo, sẵn sàng tranh đấu, can thiệp khi thấy sai trái bất công theo kiểu “ngoài đường thấy sự bất bình chẳng tha”… Vì những đức tính này rất bất lợi cho độc quyền cai trị của chế độ. Cứ như thế, các tôn giáo dần dần sẽ bị tê liệt khả năng phản kháng đối với sự ác – là thứ mà bản chất tôn giáo vốn phải có – nhất là khi sự ác ấy do chế độ gây ra. Nói theo ngôn ngữ y tế, đó là bệnh “liệt kháng tâm linh” (spiritual AID).
Khi đã trở thành thuốc ru ngủ quần chúng, không còn nguy hiểm cho chế độ độc tài, mà đã trở thành một tổ chức ngoại vi phục vụ hữu hiệu cho chế độ, các tôn giáo ấy sẽ được tự do hoạt động như tất cả các tổ chức ngoại vi khác của chế độ… Lúc đó không còn ai trên thế giới có thể phiền trách được cộng sản vi phạm quyền tự do tôn giáo nữa.
Những phương cách biến chất tôn giáo
Để tiến hành chiến thuật biến chất các tôn giáo, chế độ cộng sản đã dùng những phương cách sau:
1) Cài người vào nội bộ tôn giáo:
Đối với các tổ chức thù nghịch, một trong những việc mà cộng sản thường làm là cài người của họ vào hoạt động bí mật trong các tổ chức ấy: nếu không chủ động cài người của mình vào được thì biến một số người trong tổ chức thù nghịch thành người của mình. Trước 1975, Cộng sản đã khá thành công trong việc cài người vào chế độ Việt Nam Cộng Hòa từ cấp cơ sở đến những cấp tương đối cao nhất trong chính quyền. Vì thế, việc cài người của chế độ vào tôn giáo – nhất là khi các tôn giáo đã nằm trong tay chế độ – là chuyện dễ làm. Nếu họ đã thành công bên Đông Âu – chẳng hạn Ba Lan có tới 15% chức sắc tôn giáo làm “nội gián” – chắc chắn họ cũng thành công tại Việt Nam ít nhất ở mức tương tự. Những “nội gián” ấy thường được gọi là “hai mang”, vì họ cùng một lúc mang hai bản chất mâu thuẫn nhau: vừa là chức sắc tôn giáo, vừa là công an chìm… Họ là những người cộng sản âm thầm hoạt động trong lòng các giáo hội, hay nói cách khác, là người hữu thần nhưng chủ yếu lại hoạt động cho chủ nghĩa vô thần.
Việc cài người trực tiếp vào tôn giáo vừa khó khăn, tốn kém, vừa dễ bại lộ, nên họ thường theo cách dễ hơn là biến chính người của tôn giáo thành người của họ, hay ít ra là người bí mật hoạt động cho họ trong lòng các tôn giáo. Những phương cách như “cây gậy và củ cà rốt”, mỹ nhân kế, gài bẫy, nắm “tẩy”… tuy cổ điển những vẫn rất thường đắc dụng. Tập hợp lãnh đạo tôn giáo – dù là cấp cao nhất – một khi đã có người của chế độ hoạt động bên trong, thì kể như rất khó đoàn kết, khó có được sự nhất trí trong những quyết định quan trọng và cần thiết, nhất là khi những quyết định ấy bất lợi cho chế độ. Sự hiện diện của những “hai mang” này khiến các thành viên trong tập hợp nghi ngờ nhau, không dám thổ lộ cho nhau những gì sâu kín trong trái tim hay khối óc của mình nữa. Vì thế, chúng ta đừng mong những tập hợp điều hành suy yếu này có được những quyết định hợp thời, hợp với nhu cầu khẩn thiết của tôn giáo, nếu quyết định ấy bất lợi cho chế độ.
2) Dùng chiêu bài “tôn giáo không làm chính trị”:
Để làm tê liệt sức phản kháng đối với sự ác và bất công do chế độ gây nên, cộng sản tận dụng chiêu bài “tôn giáo không làm chính trị” vốn có sẵn trong các tôn giáo. Với chiêu bài này, các tôn giáo, các chức sắc tôn giáo sẽ trở thành câm lặng và thụ động trước các bất công rõ ràng trước mắt đang lan tràn trong xã hội…
Quả thật, tôn giáo nào cũng chủ trương không làm chính trị, thậm chí cấm các chức sắc của mình không được tham gia chính trị… Nhưng chủ trương không làm chính trị ở đây có nghĩa là không tham gia vào những chức vụ trong chính quyền, không tham gia đảng phái. Mục đích chính là để các chức sắc tôn giáo là người của tôn giáo, cũng là người của mọi người, chứ không phải là của riêng một tập thể nào. Vì khi họ tham gia vào một đảng phái hay một chức vụ nào đó trong chính quyền, họ sẽ gặp nhiều tình huống khó xử trước hai bổn phận trái nghịch nhau: nếu làm theo đòi hỏi của tôn giáo thì họ lỗi bổn phận đối với chính quyền hay đảng phái, và ngược lại. Nhưng chế độ cộng sản và các chức sắc thân cộng thường xuyên tạc ý nghĩa chính xác của chủ trương này nhằm làm mọi người hiểu lầm rằng tôn giáo tuyệt đối chủ trương đứng ngoài chính trị.
Thật ra, không luật lệ tôn giáo nào cấm các các chức sắc của mình chống lại sự ác hay bất công, dù là do chế độ, nhà nước hay nhà cầm quyền đương thời gây ra. Lên tiếng chống lại những bất công đó, tuy có thể liên can đến chính trị, nhưng không phải là làm chính trị. Các chức sắc tôn giáo chẳng những không nên tránh né việc chống lại sự ác, mà còn phải làm gương cho các tín đồ về chuyện này, nhất là khi sự ác ở tầm mức lớn lao như khi một chế độ đang làm băng hoại đạo đức của cả một quốc gia, hay làm cho nhân dân trong nước quá thống khổ…
Các vị sư Miến điện biểu tình ôn hòa chống nhà nước độc tài (*e), các giám mục Công Giáo ở Zimbabwe đồng thanh lên tiếng chống lại chế độ độc tài trong nước (*g), hay cá nhân các chức sắc khác như Đức Dalai Lama của Tây tạng, Đức TGM Oscar Romero ở El Salvador, Đức HY Sin ở Philippines, Đức TGM Nguyễn Kim Điền ở Việt Nam, v.v… chưa hề bị một tôn giáo chân chính nào kết án là đã làm chính trị khi các vị lên tiếng chống lại sự ác và bất công do chính quyền sở tại gây nên. Trái lại, chúng ta chỉ thấy các tôn giáo đề cao những việc làm ấy như những gương sáng đáng cho mọi tín đồ noi gương bắt chước. Còn những chức sắc sẵn sàng câm lặng trước sự ác và bất công, chưa hề thấy có một tôn giáo nào đề cao tình trạng thụ động ấy của họ. Trái lại, chúng ta chỉ thấy họ bị khiển trách hoặc kết án: Đức đương kim Giáo hoàng Bênêđictô nói rất nặng lời về những giám mục chấp nhận câm lặng trước bất công là “những con chó câm”, ĐGH Piô XII đã một thời gian bị nhiều phong trào trên thế giới kết án chỉ vì họ hiểu lầm rằng ngài đã không làm gì để cứu vãn người Do Thái khi bị Hitler tàn sát…
Nhưng cộng sản – và các chức sắc tôn giáo muốn dùng chiêu bài này để câm lặng hầu được yên thân, an toàn – lại tuyên truyền sai lạc rằng: Khi nào sự ác hay bất công mà do chế độ cầm quyền gây ra thì không được lên tiếng chống lại, vì như thế là làm chính trị. Còn sự ác hay bất công do ai khác gây ra mà không phải chế độ đương quyền, thì được phép chống lại, vì như thế không phải là làm chính trị. Thật là một phi lý mà trẻ con cũng nhận ra! Nhưng lạ thay, rất nhiều chức sắc tôn giáo có bằng cấp rất cao lại vin vào đó để chống chế trước tòa án lương tâm và sự phiền trách của tín đồ về sự im lặng đồng lõa của mình.
Chúng ta thấy rõ sự hữu hiệu và thành công của chiêu bài này trong sự kiện: các tôn giáo trong nước hiện nay nói chung đều e dè, ngại ngùng không dám lên tiếng chống lại sự ác hay bất công do chế độ cộng sản gây ra. Nếu có ai dám lên tiếng, thì việc bênh vực hay liên đới với người ấy cũng bị coi là làm chính trị. Chúng ta thấy rất rõ điều này khi linh mục Nguyễn văn Lý lên tiếng cho tự do tôn giáo và chống bất công xã hội, rất nhiều tín hữu Công Giáo, kể các các giám mục và linh mục đều cho rằng ông hành động như thế là sai trái vì đó là làm chính trị. Ngay cả việc ra mặt ủng hộ ông, nhận làm lễ cầu nguyện cho ông, hoặc xin mọi người cùng cầu nguyện cho ông cũng được hiểu là làm chính trị, là điều xấu, nên không dám làm.
Họ đã coi nhẹ luật chính thức và quan trọng của tôn giáo, cũng là luật của lương tâm là phải chống lại sự ác, phải lên tiếng trước bất công. Ngược lại, họ đặt nặng luật phụ thuộc trong tôn giáo đồng thời cắt nghĩa sai lạc đi. Nói theo ngôn từ Kitô giáo, họ đã coi nhẹ luật Thiên Chúa tức luật “công bằng và yêu thương” để coi nặng một cách hiểu méo mó, thiên lệch về một luật do con người đặt ra (*g).
3) “Cây gậy và củ cà rốt”:
Đây là một phương sách cũ rích nhưng vẫn luôn luôn hữu hiệu. Tôn giáo hay các chức sắc nào dễ bảo dễ nghe, chấp nhận im lặng trước sự ác thì được tự do, ưu đãi; tôn giáo hay chức sắc nào “cứng đầu”, dám lên tiếng theo lương tâm, lẽ phải thì bị bách hại, cấm cách. Luật lệ về tôn giáo, chẳng hạn pháp lệnh tôn giáo ban hành ngày 18/6/2004, đòi hỏi các chức sắc tôn giáo, nói chung, hầu như làm gì cũng phải xin phép và có được nhà nước cho phép mới được làm. Các chức sắc thuộc loại dễ bảo thì xin phép gì cũng dễ dàng được chấp thuận. Nhiều vị không xin phép mà cứ làm cũng được dễ dàng bỏ qua. Còn chức sắc nào thuộc loại không dễ bảo thì xin phép gì cũng gặp khó khăn, bị hoạnh hẹ đủ điều, dù là xin những điều thật chính đáng. Thật vậy, đang khi nhiều nhà thờ Công Giáo hoặc Tin Lành do các chức sắc thuộc loại dễ bảo quản nhiệm dễ dàng được phép xây dựng nguy nga đồ sộ, thì nhà nguyện nhỏ bé của mục sư Nguyễn Hồng Quang xin phép xây dựng rất khó khăn (*h).
Các chức sắc nào đi tu để được người đời trọng vọng, để dễ tiến thân trong xã hội, để có được một nghề tương đối dễ làm mà lương cao (good job!), chứ không phải để hy sinh cho đạo pháp, cho chúng sinh, thì rất dễ thành đối tượng của kế sách này. Các vị chức sắc loại này rất dễ và cũng rất sẵn sàng trở thành người “nằm vùng” trong tôn giáo của mình để bí mật hoạt động cho chế độ.
4) Nắm “tẩy”, cài bẫy, mỹ nhân kế
Một chức sắc tôn giáo có uy tín, có chức vụ cao trong tôn giáo, nếu lỡ có một lầm lỗi có thể làm mất thanh danh hay uy tín trước các tín đồ như không sòng phẳng tiền bạc, lỗi khiết tịnh… thì rất sợ lỗi đó bị phanh phui trước công luận. Khi bị tiết lộ, chẳng những thanh danh hay uy tín bị mất, mà các chức vụ mình đang có trong tay với quyền bính và quyền lợi đi kèm cũng có thể bị mất theo. Chế độ độc tài nắm rất vững tâm lý này, nên lợi dụng và khai thác triệt để. Một số chức sắc tuy có lòng với đất nước, nhưng đành phải im lặng trước sự ác hay đành phải chấp nhận cộng tác với chế độ hầu bảo vệ thanh danh và uy tín của mình, chỉ vì đã bị chế độ “nắm tẩy”.
Những chức sắc tương đối đạo cao đức cả, chế độ không nắm được một “tẩy” nào, thì chế độ phải cài bẫy để tạo ra “tẩy” hầu “nắm” cho được những vị này. Đã là con người, không ai chắc chắn mình sẽ không sa ngã khi bị cám dỗ quá mạnh, nhất là bị các nhà “chuyên nghiệp cám dỗ” đưa họ vào “mê hồn trận” về sắc dục, tiền bạc, quyền lực… Những sa ngã này rất đáng thông cảm và tha thứ, nhất là đối với các chức sắc trẻ đẹp, tài cao, sung sức… Nhưng ngặt nỗi dư luận không khoan dung như vậy. Đặt bẫy, chụp hình và ra điều kiện… là “nghề của chàng”, là tài chuyên nghiệp của các chế độ chủ trương “mục đích biện minh cho phương tiện”!
Một trong những phương cách cài bẫy hữu hiệu nhất là áp dụng mỹ nhân kế. Chỉ cần một liều thuốc có công dụng làm mất sáng suốt, mất tự chủ, được lén bỏ trong thức ăn hay đồ uống là đủ làm cho những đối tượng “cao tay ấn” nhất, ăn hay uống phải, có thể ngã quỵ trước sắc đẹp của nữ giới, nhất là trước những phụ nữ chuyên nghiệp thi hành kế này. Có những chức sắc rất can cường, chỉ sau một lần vị nể chấp nhận tham dự một bữa tiệc với một ai đó, bỗng nhiên mất hết dũng khí trước những sự ác mà trước đây vị này vẫn mạnh dạn chống đối…
Thiết tưởng tất cả những ai thấy mình vì yếu đuối mà lầm lỗi, hay vì thiếu sáng suốt mà bị cài bẫy, hãy tiếp tục can đảm lên tiếng chống sự ác. Đừng vì những yếu đuối nhất thời đó làm mất đi bản chất anh dũng của mình. Thà một lần chấp nhận bị mất uy tín, mất thanh danh, mà giữ được bản chất cao quý của mình. Thế giới, đồng bào và các tín đồ sẽ thông cảm những yếu đuối đó, đồng thời sẽ cảm phục sự trung thành của các vị với bản chất “chống ác phù thiện” của tôn giáo mình.
***
Đức Giêsu, Vị sáng lập Kitô giáo, nói: “Anh em là muối cho đời. Nếu muối lạt thì lấy gì ướp nó mặn lại? Chỉ còn nước ném ra đường cho người ta giày đạp” (Mt 5,13) Muối có vị mặn, tôn giáo có vị chống ác phù thiện. Tôn giáo nào gặp ác không chống, thấy thiện không phù, thì phần nào đã trở thành vô dụng, giảm giá trị, mất đi nhiều khả năng giáo hóa tâm linh; chỉ còn công dụng làm đồ trang sức, tạo vẻ đẹp ngoài vỏ cho những chế độ độc tài phi nhân. Một tôn giáo làm lợi cho chế độ độc tài, phải chăng cũng là làm chính trị, nhưng theo chiều hướng xấu? Ai có thể biến chất các tôn giáo như thế? Trước tình trạng tôn giáo mình bị biến chất, tất cả mọi tín đồ, đặc biệt các chức sắc, đều có trách nhiệm. Kẻ thấy tôn giáo mình bị biến chất nhưng vẫn mặc kệ như người vô trách nhiệm, có còn là một tín đồ tốt không? Mọi người đều phải trả lẽ trước tòa án lương tâm mình về những việc phải làm mà không làm, và những việc không nên làm mà lại làm. Trách nhiệm không chu toàn càng cao, tội càng lớn!
Chú thích
(*a) – Ác thường được hiểu là xấu xa, gian dối, có hại hay đem lại đau khổ cho nhân loại, xã hội, gia đình và bản thân. Thiện, trái với ác, thường được hiểu là tốt đẹp, chân thật, có lợi hay đem lại hạnh phúc cho nhân loại, xã hội, gia đình và bản thân
         – Khuyên: về mặt lý thuyết, tôn giáo dạy con người những điều hay lẽ phải, cho con người những lời khuyên, những nguyên tắc để con người tuân theo, đưa ra những mẫu gương tốt đẹp của các vị giáo chủ hay các thánh nhân để con người bắt chước. Ngoài ra còn có đủ loại kinh sách, triết lý, giáo lý (đạo học, thần học, phật học…) để các tín hữu có nền tảng lý thuyết vững chắc cho việc hành thiện chống ác của tôn giáo. Giúp: tôn giáo cũng giúp cho con người những động lực mạnh mẽ, sức mạnh tâm linh, để con người tránh ác hành thiện, sẵn sàng can đảm, hy sinh, quên mình hầu sống vị tha,
         Ngoài ra, tôn giáo còn giải phóng con người khỏi tình trạng nô lệ: nô lệ chính mình, nô lệ tha nhân, bằng cách cung cấp cho con người một nhân sinh quan, vũ trụ quan hợp lý.
(*b) Ở các quốc gia tự do, những công việc nặng nhọc mà không kinh tế này đều do nhà nước đảm trách vì họ thu thuế của dân là để làm những việc ấy. Nhà nước có thể nhờ tư nhân làm, nhưng do nhà nước trả lương.
(*c) Chẳng hạn trong giáo hội Công Giáo, nhiều linh mục được giám mục bản quyền mặc nhiên chấp nhận cho tham gia ứng cử Quốc hội và một số linh mục đã đắc cử…
(*d) Chẳng hạn một vài giám mục và nhiều linh mục đã cho rằng hành động của linh mục Nguyễn Văn Lý là làm chính trị, nên hầu hết các giám mục và linh mục Việt Nam trong cũng như ngoài nước đã không ủng hộ, tỏ ra không đồng thuận, không tỏ tình liên đới, thậm chí nhiều vị còn công kích linh mục Lý.
(*g) Đức Giêsu trách những người loại này: “Luật Trời thì không giữ, mà lại giữ những thứ truyền miệng của con người” (Mc 7,8); Ngài nói với những người Pharisêu: “Luật nộp thì là, bạc hà, rau húng thì các ngươi coi trọng, còn điều quan trọng nhất trong lề luật là tình thương, sự công bằng và lòng thành thật thì các ngươi lại bỏ qua” (Mt 23,23); Ngài trách họ về thái độ: cái chính yếu thì coi thường, còn cái phụ thuộc lại coi trọng: “Các ngươi dạy: kẻ nào chỉ bàn thờ mà thề thì không phải giữ; nhưng chỉ của lễ trên bàn thờ mà thề thì phải giữ. Hỡi kẻ mù kia, giữa của lễ, và bàn thờ – là cái làm cho của lễ nên thánh – cái nào trọng hơn?” (Mt 23, 18-19).
(*h) Trường hợp mục sư Quang chỉ một thí dụ điển hình cho nhiều trường hợp tương tự khác. Tháng 5/2006, được cấp giấy phép xây dựng nhà nguyện sau cả một thời gian xin phép rất lâu, mục sư Quang tiến hành xây dựng nhà nguyện của ông vì nhà nguyện cũ đã xuống cấp rất nhiều. Nhà nguyện đang trong tiến trình xây dựng thì nhà cầm quyền địa phương kéo 50-60 người đến hành hung đập phá, lấy cớ là ông xây cao hơn chiều cao cho phép. (Xem http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/05/22/Saigon_Police_Destroyed_Rev_NguyenHongQuang_House_VHung/ ).
Khi người viết bài này đến tận nơi hỏi thăm mục sư Quang, ông cho biết ông không hề xây cao hơn, và cho tôi thấy những người trong nhà bị hành hung, trong đó có một tín đồ đang mang thai. Ông chỉ cho tôi thấy tận mắt vết tích của nóc nhà nguyện đang xây (tức nửa phần nhà phía trước) rõ ràng không cao hơn nóc nhà của nửa phần nhà cũ (phía sau) còn để lại.
Nguyễn Chính Kết
Ottawa, 24/10/2007.